Khám Phá Tiêu Chuẩn Hữu Cơ: Những Thông Tin Quan Trọng

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, có nhiều bộ tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia, quốc tế và tiêu chuẩn khu vực, với mỗi một tiêu chuẩn sẽ có những yêu cầu và quy định khác nhau. Để giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn và áp dụng vào hoạt động sản xuất, theo dõi nội dung dưới đây, SUTECH sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn.

Tiêu chuẩn hữu cơ là gì?

Định nghĩa tổng quát

Tiêu chuẩn hữu cơ là bộ tiêu chuẩn gồm các nguyên tắc, quy định và yêu cầu dành riêng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Mục tiêu của tiêu chuẩn này nhằm bảo vệ môi trường, tăng cường sức khỏe cộng đồng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để đạt được chứng nhận hữu cơ doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo quy tắc và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý đất đai, sử dụng nguồn nước và kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Việc tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn hay chưa sẽ được xác nhận thông qua quá trình đánh giá, chứng nhận của các tổ chức độc lập, giúp tạo ra niềm tin từ phía người tiêu dùng và thị trường về sản phẩm hữu cơ.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn hữu cơ áp dụng trong lĩnh vực trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ, nuôi trồng thủy sản hữu cơ và các sản phẩm được dùng làm thức ăn chăn nuôi, thực phẩm. Với mỗi một lĩnh vực sẽ có từng quy định đối với quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, ghi nhãn và vận chuyển sản phẩm hữu cơ.

tieu chuan huu co 2
Tiêu chuẩn hữu cơ là bộ tiêu chuẩn gồm các nguyên tắc, quy định trong sản xuất nông nghiệp

Tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ

Tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ là tập hợp các quy định và yêu cầu được thiết lập để áp dụng vào quá trình trồng trọt nhằm mục đích tạo ra sản phẩm chất lượng, bảo vệ môi trường, đảm bảo tính bền vững của nông nghiệp. Các sản phẩm trồng trọt canh tác theo hướng hữu cơ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, giữ gìn nguồn nước, quản lý đất đai, giống cây trồng đảm bảo yêu cầu đề ra.

Tiêu chuẩn chăn nuôi hữu cơ

Tiêu chuẩn chăn nuôi hữu cơ là các quy định và yêu cầu được thiết lập để áp dụng trong quá trình chăn nuôi động vật theo hướng hữu cơ với mục đích tạo ra thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ cần đáp ứng nghiêm các yêu cầu về việc chọn giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phòng bệnh và đảm bảo sức khỏe vật nuôi…

Tiêu chuẩn thủy sản hữu cơ

Thủy sản hữu cơ là các quy định và yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ được áp dụng trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Tương tự như trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ, các sản phẩm thủy sản tuân thủ các điều kiện về môi trường và nguồn nước, không sử dụng các chất hóa học trong quá trình nuôi trồng, lựa chọn con giống khỏe mạnh, thức ăn chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của từng loại thủy sản.

Nguyên tắc và yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ

Mỗi tiêu chuẩn hữu cơ đều có nguyên tắc và yêu cầu cụ thể, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu từng vùng từng địa phương. Nhưng nhìn chung thường tập chung vào bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và người lao động. Dưới đây là một số nguyên tắc và yêu cầu chung của các tiêu chuẩn hữu cơ.

tieu chuan huu co 3
Tiêu chuẩn hữu cơ có nguyên tắc chung là bảo vệ môi trường tạo ra sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Nguyên tắc cơ bản

  • Nông nghiệp hữu cơ hướng đến bảo vệ các tài nguyên đất, nước, không khí như giảm hoặc loại bỏ sử dụng hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, có kế hoạch sử dụng nước tưới tiêu hợp lý. Bảo vệ đa dạng sinh học trong sản xuất giúp duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái và giảm tác động tiêu cực lên không khí.
  • Trong quá trình sản xuất không dùng các vật tư là hóa chất tổng hợp, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh.
  • Sản xuất hữu cơ đặt ra quy định khắt khe không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ.
  • Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.
  • Sản phẩm hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.

Các yêu cầu

Mặc dù có sự đa dạng giữa các tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia và khu vực, nhưng chúng vẫn có những yêu cầu chung nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Dưới đây là một số yêu cầu chung:

  • Yêu cầu về địa điểm sản xuất: Địa điểm sản xuất đảm bảo khoảng cách vị trí phù hợp, kiểm soát được ô nhiễm. Có công nghệ, trang thiết bị phù hợp với việc sản xuất, mà không dùng đến các chất hóa học độc hại.
  • Quản lý đất đai bền vững: Hạn chế sử dụng phân hóa học, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ để bảo vệ và duy trì sức khỏe của đất đai.
  • Quản lý nước hiệu quả: Đề ra các phương pháp canh tác nhằm sử dụng nước một cách hiệu quả và giảm thiểu rủi ro ô nhiễm nguồn nước.
  • Quản lý động vật: Để đảm bảo điều kiện sống lý tưởng cho động vật, doanh nghiệp cần tạo ra môi trường, không gian sống rộng rãi cho động vật, sử dụng thức ăn hữu cơ và không có hormone tăng trưởng.
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Các sản phẩm hữu cơ phải có khả năng truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm, có đầy đủ thông tin chi tiết về quá trình sản xuất và tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận độc lập.
  • Bảo vệ đa dạng sinh học: Duy trì và tái tạo môi trường tự nhiên, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học.

Các tiêu chuẩn hữu cơ tiêu biểu

.Dưới đây là một số tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế và quốc gia tiêu biểu mà SUTECH muốn chia sẻ đến bạn:

Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam

Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành vào năm 2017 (TCVN 11041:2017) dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Các tiêu chuẩn này được thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế CODEX, IFOAM… và một số tiêu chuẩn của các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản… Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 có hiệu lực bắt đầu từ 29/12/2017 gồm:

TCVN 11041-1:2017 – Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Theo yêu cầu này nông nghiệp hữu cơ cần áp dụng sản xuất hữu cơ lâu dài, bền vững, theo hướng sinh thái và có tính hệ thống. Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất. Cần có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm.

Quy trình sơ chế, bao gói, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về ghi nhãn như: thành phần phụ gia, chất phụ gia cùng thông tin về nhà sản xuất, đóng gói hoặc phân phối.

TCVN 11041-1:2017
TCVN 11041-1:2017 áp dụng trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản

TCVN 11041-2:2017 – Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

Theo tiêu chuẩn này, trồng trọt hữu cơ cần đảm bảo các yêu cầu như vùng sản xuất phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm. Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ theo đúng yêu cầu với cây hàng năm và cây lâu năm, duy trì sản xuất hữu cơ. Lựa chọn loài và giống cây trồng đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương. Áp dụng đa dạng cây trồng bằng phương thức luân canh, xen canh đối với cây hàng năm.

TCVN 11041-3:2017 – Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

Tiêu chuẩn này đưa ra đối với các yêu cầu chăn nuôi hữu cơ, theo đó khu vực chăn nuôi phải được khoanh vùng, việc chuyển đổi sản xuất và chuyển đổi vật nuôi đảm bảo thời gian theo quy định đối với từng loại vật nuôi. Việc chọn giống vật nuôi, con giống và phương pháp nhân giống phải phù hợp nguyên tắc của chăn nuôi hữu cơ. Vật nuôi nên được cung cấp tối ưu 100% thức ăn hữu cơ đồng thời có biện pháp quản lý tốt sức khỏe vật nuôi.

Tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu

EU Organic là một trong những chứng nhận khắt khe nhất, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, do Liên minh Châu Âu EU cấp giấy chứng nhận. Tiêu chuẩn với mục đích kiểm tra độ an toàn, độ sạch của thực phẩm hoặc mỹ phẩm với các yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nguồn nước, vùng đệm, vật liệu, độ đa dạng sinh học, đầu vào hữu cơ… Và tùy vào sản phẩm đạt được bao nhiêu % là hữu cơ sẽ được cấp chứng nhận hữu cơ EU tương ứng.

Tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu (EU Organic) trải qua nhiều lần cải biên với những quy định liên quan đến trồng trọt như: quản lý đất đai và phân bón, quản lý dịch hại, phụ gia cho phép sử dụng trong các chất bảo vệ thực vật, sinh vật biến đổi gen. Các quy định liên quan đến bảo quản và chế biến như quy định về chuyển đổi, quy định về sản xuất song song, quy định về giống hữu cơ, quy định về dán nhãn.

EU Organic
EU Organic đề ra nhiều quy định khắt khe

Tiêu chuẩn hữu cơ thế giới khác

Dưới đây là một số tiêu chuẩn hữu cơ khác được áp dụng phổ biến:

Tiêu chuẩn USDA Hoa Kỳ

Một trong những tiêu chuẩn hữu cơ được thị trường trong và ngoài nước quan tâm là tiêu chuẩn USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được thiết lập và duy trì bởi National Organic Program (NOP). USDA đề ra những quy định và yêu cầu nghiêm ngặt như: yêu cầu sản phẩm trong quá trình sản xuất không sử dụng các chất bảo quản tổng hợp, chất hóa học… đảm bảo các điều kiện chặt chẽ từ chọn giống, đất, nước, môi trường cho đến quá trình chế biến và bảo quản.

Tiêu chuẩn JAS Nhật Bản

JAS Organic là tiêu chuẩn nông nghiệp được thiết lập bởi Chính phủ Nhật Bản để quản lý và đảm bảo chất lượng của các sản phẩm hữu cơ. Tiêu chuẩn này đề ra những yêu cầu và quy tắc vô cùng khắt khe như không được phép sử dụng hóa chất như phân bón hóa học trong vòng 2 năm, sử dụng phân bón hữu cơ từ dư lượng các sản phẩm thừa trong khu vực, sử dụng hạt giống và cây trồng hữu cơ, không sử dụng thức ăn có sẵn, thuốc kích thích cho vật nuôi…

Tiêu chuẩn JAS
Áp dụng JAS, doanh nghiệp sẽ đạt được sản phẩm chất lượng và tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường

Tiêu chuẩn quốc gia Hàn Quốc MAFRA Korea Organic

MAFRA Korea Organic là tiêu chuẩn hữu cơ do Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ban hành. Tiêu chuẩn này đề ra các quy tắc và yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, con giống, các yếu tố về đất đai, nguồn nước và môi trường.

Tiêu chuẩn ACO Úc

ACO là tiêu chuẩn của Úc được công nhận là phù hợp cho việc sản xuất thực phẩm hữu cơ trong yêu cầu quốc gia môi trường quốc tế. Tiêu chuẩn này đề ra các yêu cầu về môi trường đất đai và quản lý y tế, quản lý sâu bệnh hại, dịch bệnh hại và phòng trừ cỏ dại, không gây ô nhiễm môi trường đất ở nơi sản xuất và có phương pháp sử dụng phân bón phù hợp.

Tiêu chuẩn hữu cơ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Các tiêu chuẩn này là thước đo về độ sạch và an toàn của thực phẩm. Việc tìm hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ vào sản xuất giúp doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, cũng như bảo vệ môi trường. Liên hệ SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn hữu cơ trọn gói, chuyên nghiệp và hiệu quả!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *