CE Marking và ý nghĩa của chứng nhận CE Marking

Đánh giá bài viết

Chứng nhận CE Marking là điều kiện để sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường châu Âu. Sản phẩm đạt chứng nhận CE sẽ chứng minh được chất lượng và mức độ an toàn. Từ đó, tạo niềm tin cho khách hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chứng nhận CE marking là gì?

Khái niệm

CE là từ viết tắt của European Conformity là một nhãn chứng nhận được áp dụng tại Liên minh Châu Âu, để xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn và được phép lưu hành tại châu Âu. Sản phẩm đạt chứng nhận CE Marking sẽ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về chất lượng, an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường. 

CE Marking là gì
CE Marking là gì

Đối tượng phải đăng ký chứng nhận CE marking

  • CE Marking được áp dụng với các nước thuộc liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA). Các nhà sản xuất và các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trong các khu vực này phải đảm bảo rằng hàng hóa đạt chứng nhận CE Marking.
  • Các doanh nghiệp có các sản phẩm sau muốn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, cần đạt chứng nhận CE Marking:
  • Thiết bị y tế cấy dưới da
  • Thiết bị năng lượng khí đốt
  • Cáp chuyển chở con người
  • Những sản phẩm liên quan tới thiết kế sinh thái về năng lượng
  • Tương thích điện từ
  • Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
  • Chất nổ dân dụng
  • Nồi hơi nước nóng
  • Tủ lạnh và tủ đông dân dụng
  • Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
  • Thang máy
  • Điện áp thấp
  • Máy móc
  • Dụng cụ đo
  • Thiết bị y tế
  • Tiếng ồn trong môi trường
  • Dụng cụ cân
  • Thiết bị bảo vệ cá nhân 
  • Thiết bị áp lực
  • Pháo hoa
  • Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
  • Du thuyền
  • Đồ chơi an toàn
  • Thiết bị áp lực đơn

Lưu ý: Tiêu chuẩn CE Marking không yêu cầu với những mặt hàng:

  • Hóa chất
  • Dệt may
  • Thực phẩm
Đối tượng phải chứng nhận CE Marking
Đối tượng phải chứng nhận CE Marking

Ý nghĩa của chứng nhận CE Marking đối với doanh nghiệp

Với những yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế cũng như Việt Nam, việc sản phẩm đạt chứng nhận CE Marking mang lại nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp:

Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế

Đối với các sản phẩm từ các quốc gia nhập khẩu, thị trường châu Âu đã có những yêu cầu, quy định rõ ràng. Việc đạt được chứng nhận CE Marking chứng minh sản phẩm đã được đánh giá khắt khe và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đạt chuẩn châu Âu. Đây là điều kiện để đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia thuộc Khu vực kinh tế châu Âu.

Khẳng định chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi nhuận

Sản phẩm đạt chứng nhận CE chứng tỏ sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe và môi trường. 

So với sản phẩm thông thường, sản phẩm đạt chứng nhận CE Marking sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường các quốc gia khác, mang lại lợi nhuận cao. CE Marking giúp tăng trưởng doanh thu nhờ sản phẩm được khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Tăng uy tín và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có sản phẩm đạt chứng nhận CE Marking sẽ khẳng định được thương hiệu, chất lượng của doanh nghiệp. Sản phẩm có chứng nhận CE tức là đã đảm bảo được các yêu cầu của châu Âu, đây là lợi thế cạnh tranh, nâng cao uy tín không chỉ đối với các quốc gia khác mà với cả thị trường trong nước. 

Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường

Chứng nhận CE Marking được xem là “hộ chiếu” giúp sản phẩm tiến sâu vào thị trường quốc tế. Sản phẩm có chứng nhận CE là bàn đạp hết sức quan trọng để doanh nghiệp mở cửa ra thị trường nước ngoài.

Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt chứng nhận CE Marking
Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt chứng nhận CE Marking

Hồ sơ xin đánh giá chứng nhận CE marking

Để hàng hóa được cấp CE, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin đánh giá chứng nhận bao gồm các chứng từ, giấy tờ có liên quan như:

  • Thông tin về doanh nghiệp: tên công ty, địa chỉ hoạt động, giấy phép đăng ký kinh doanh…
  • Thông tin sản phẩm: đặc tính kỹ thuật, chức năng, mục đích.
  • Kế hoạch sản xuất, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch kiểm soát trang thiết bị, phương tiện thử nghiệm.
  • Phiếu thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/chỉ định (nếu có). Các thông tin được tổ chức đánh giá độc lập, bảo mật, không được tiết lộ ra ngoài.
  • Ngoài ra, có thêm một số giấy tờ phụ có liên quan khác theo hướng dẫn.

Quy trình cấp chứng nhận CE Marking

Tùy thuộc vào từng sản phẩm sẽ áp dụng tiêu chuẩn và quy trình thực hiện khác nhau. Nhưng có bản quy trình cấp chứng nhận CE Marking gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định tiêu chuẩn áp dụng

Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết

Bước 3: Thử nghiệm, kiểm tra đánh giá sản phẩm theo yêu cầu

Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật

Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE

Bước 6: Đánh giá quy trình sản xuất tại nhà máy

Bước 7: Đánh giá giám sát hàng năm

Bước 8: Lấy mẫu kiểm tra định kỳ hàng năm

CE Marking không chỉ là tấm vé thông hành mà còn là niềm tin và sự khẳng định của chất lượng. Doanh nghiệp đạt chứng nhận CE sẽ mở ra cơ hội tiến vào thị trường châu Âu, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Dấu CE là sự minh chứng cho sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn của châu Âu cũng như các nước trên thế giới.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *