TƯ VẤN WRAP
Tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội đối với các tổ chức sản xuất gia công hàng dệt may
Vài năm trở lại đây, ngành dệt may nước ta đã và đang ngày càng chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình, trong nửa đầu tháng 3/2021, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tăng đến 79.6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đứng trước cơ hội luôn là những thách thức lớn. Để xuất khẩu ra thị trường quốc tế, đầu tiên là chất lượng sản phẩm đầu ra, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất, quản lý. Và WRAP là một trong những tiêu chuẩn sản xuất quan trọng cần đáp ứng nếu doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.
Vậy doanh nghiệp phải làm thế nào để có thể xin chứng nhận WRAP? Sử dụng dịch vụ tư vấn tiêu chuẩn WRAP là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng.
Tiêu chuẩn WRAP là gì? Dành cho những đối tượng nào?
WRAP là bộ tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội đối với các tổ chức sản xuất gia công hàng dệt may. Tên của tiêu chuẩn này là viết tắt của từ Worldwide Responsible Accredited Production – Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu. Việc áp dụng WRAP trong hệ thống sản xuất giúp nhà máy thuộc lĩnh vực sản xuất, gia công hàng dệt may đảm bảo rằng họ hoạt động phù hợp với luật pháp cung như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về đạo đức tại nơi làm việc.
WRAP bao gồm 3 cấp độ chứng nhận với 3 giá trị khác nhau phù hợp cho từng mức độ đáp ứng tiêu chuẩn của doanh nghiệp lần lượt như sau:
Chứng nhận Bạch Kim – Platium: Được trao cho các doanh nghiệp đã tuân thủ đầy đủ 12 nguyên tắc của WRAP trong 3 lần đánh giá chứng nhận liên tiếp mà không cần có hành động cải tiến, khắc phục.
Chứng nhận Vàng: Là chứng nhận WRAP tiêu chuẩn, dành cho những doanh nghiệp đáp ứng đủ 12 nguyên tắc của WRAP
Chứng nhận Bạc: Là chứng nhận dành cho doanh nghiệp đã tuân thủ hầu hết 12 nguyên tắc, chỉ còn một số chính sách hoặc thủ tục cần khắc phục hoặc nên cải thiện.
Với tính chất như vậy, WRAP sẽ cực kỳ cần thiết với những doanh nghiệp có đặc điểm như sau:
Các nhà máy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may
Các nhà máy sản xuất giày, dép
Các đơn vị gia công sản phẩm giày dép, dệt may
Bên cạnh đó:
WRAP có thể được áp dụng mà không phân biệt quy mô, loại hình của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn WRAP không phải là tiêu chuẩn cá nhân
Doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ hoặc phần lớn các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn WRAP nếu muốn xin chứng nhận
Dịch vụ tư vấn WRAP của SUTECH
Cũng giống như hầu hết các tiêu chuẩn hiện nay, để xin chứng nhận WRAP, trước tiên doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn trong hệ thống sản xuất của mình. Dưới đây là quy trình áp dụng WRAP mà SUTECH thực hiện cho khách hàng của mình:
Chuẩn bị
Ở bước đầu tiên, đội ngũ chuyên gia của SUTECH sẽ khảo sát, đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn WRAP tại doanh nghiệp
Lên kế hoạch áp dụng WRAP
Dựa vào tình hình thực tế khảo sát được ở bước 1, SUTECH sẽ lên kế hoạch chi tiết cho việc áp dụng WRAP vào doanh nghiệp
Đào tạo nhân viên
Đào tạo, nâng cao nhận thức của nhân viên doanh nghiệp về các tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội trong ngành dệt may
Áp dụng tiêu chuẩn WRAP
Tiến hành triển khai, áp dụng tiêu chuẩn WRAP vào quá trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp
Đánh giá, cải tiến
Đội ngũ chuyên gia của SUTECH sẽ kết hợp với doanh nghiệp để đánh giá tình hình áp dụng các tiêu chuẩn WRAP, sau đó khắc phục các vấn đề còn tồn đọng
Xin chứng nhận WRAP
Doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp và làm thủ tục đăng ký chứng nhận. Đánh giá và khắc phục sau đánh giá chứng nhận. Nhận chứng nhận WRAP
Lợi ích khi sở hữu chứng nhận WRAP
Là một trong những chứng nhận gần như mọi doanh nghiệp dệt may hiện nay đều sở hữu, WRAP mang lại hàng loạt các lợi ích lý tưởng cho sự phát triển của cả doanh nghiệp lẫn người lao động:
Đối với doanh nghiệp:
Nâng cao sự tin tưởng của khách hàng
Khẳng định sự cam kết của doanh nghiệp
Đáp ứng yêu cầu được pháp luật đưa ra
Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, thương hiệu trong mắt người lao động
Tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
Tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ
Cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp từ đó tăng doanh thu
Hạn chế các trường hợp kiện tụng gây thiệt hại về danh tiếng và tiền bạc có thể xảy ra nếu vi phạm pháp luật
Đối với người lao động:
Việc doanh nghiêp sở hữu chứng nhận WRAP sẽ đảm bảo người lao động làm việc trong doanh nghiệp dệt may sẽ được đối xử công bằng và nhân đạo
Giảm các nguy cơ về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc đối với người lao động
Tại sao khách hàng chọn SUTECH?
SUTECH sở hữu đội ngũ chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm, đã từng tham gia nhiều cuộc đánh giá chứng nhận SA 8000.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn hỗ trợ tận tình cho doanh nghiệp trong suốt quá trình từ khi bắt đầu xây dựng đến áp dụng và đánh gián
Dịch vụ trọn gói, cam kết 100% ĐẠT chứng nhận
Chi phí rõ ràng, minh bạch, được tính toán cụ thể tùy theo quy mô, nhu cầu của từng doanh nghiệp.
Một số câu hỏi thường gặp khi tư vấn chứng nhận WRAP
12 Nguyên tắc WRAP bao gồm:
Tuân thủ Luật pháp và các quy định có liên quan đến nơi làm việc
Nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức
Nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em
Nghiêm cấm ngược đãi và quấy rối và lạm dụng lao động
Lương và Phúc Lợi
Giờ làm việc
Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử
An toàn lao động
Tự do nghiệp đoàn và thoả ước lao động tập thể
Môi trường
Tuân thủ luật hải quan
An ninh
Tùy theo từng cấp độ mà chứng nhận WRAP sẽ có thời hạn khác nhau, cụ thể như sau:
Chứng nhận Bạch kim (Có giá trị trong 2 năm)
Chứng nhận Vàng (Có giá trị trong 1 năm)
Chứng nhận Bạc (Có giá trị trong 6 tháng)
Chi phí tư vấn WRAP là khác nhau cho từng trường hợp, dựa vào các yếu tố:
Doanh nghiệp: Quy mô kinh doanh, rủi ro, mức độ nhận thức về tiêu chuẩn, thực trạng doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp…
Tổ chức tư vấn: Kinh nghiệm, năng lực tư vấn, quy trình làm việc.
Cách nhanh nhất để biết chính xác chi phí tư vấn WRAP của quý doanh nghiệp là liên hệ với SUTECH và yêu cầu báo giá chi tiết!