Tiêu chuẩn GlobalGAP cho trồng trọt

5/5 - (1 bình chọn)

Như đã giới thiệu ở các bài viết trước, tiêu chuẩn GlobalGAP áp dụng ở 3 phạm vi: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Trong bài viết hôm nay, SUTECH sẽ đi sâu vào Tiêu chuẩn GlobalGAP cho trồng trọt để giúp các đơn vị trồng trọt hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn GlobalGAP trong lĩnh vực cụ thể của mình.

Tiêu chuẩn GlobalGAP cho trồng trọt bao gồm các quy tắc chung & cụ thể về cây trồng, các điểm kiểm soát và tiêu chí tuân thủ (CPCC).

Phạm vi phụ tiêu chuẩn GlobalGAP trồng trọt


Phạm vi phụ GlobalGAP trồng trọt

Tiêu chuẩn Global GAP cho trái cây và rau củ

Tiêu chuẩn Global GAP cho trái cây và rau củ bao gồm tất cả các giai đoạn: quản lý đất, quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trồng trọt, thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau quả. Tiêu chuẩn này đã được đánh giá thành công dựa trên yêu cầu điểm chuẩn của GFSI và đã đạt được sự công nhận của GFSI cho phạm vi Nuôi trồng Thực vật và Xử lý Sơ chế BIII Sản phẩm Thực vật. (Theo www.globalgap.org)

Tiêu chuẩn Global GAP cho hoa và cây cảnh

Tiêu chuẩn này đặt ra yêu cầu đối với các quá trình nhân giống, quản lý đất và giá thể, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Bên cạnh sản phẩm nuôi trồng thủy sản thì chỉ có sản phẩm hoa, cây cảnh được trồng từ quy trình sản xuất được chứng nhận GLOBALG.AP. mới có nhãn GGN chính thức in trên bao bì.

Tiêu chuẩn Global GAP cho hoa bia

Hoa bia là một loại hoa được sử dụng chủ yếu như một chất tạo vị đắng, hương vị (hương của hoa, trái cây hoặc cam quýt) và chất ổn định trong bia. Và, GlobalGAP có hẳn một module riêng để đánh giá trang trại trồng hoa bia cái, từ an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sức khỏe và an toàn của người lao động, quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhân giống vật liệu, quản lý đất cho tới đánh giá trước thu hoạch, các hoạt động thu hoạch và sau thu hoạch.

Tiêu chuẩn Global GAP cho cây lương thực

Tiêu chuẩn Global GAP cho cây lương thực đưa ra các yêu cầu về vật liệu nhân giống, máy móc thiết bị, bảo vệ thực vật, thu hoạch và xử lý cây lương thực đã thu hoạch.

Tiêu chuẩn Global GAP cho vườn ươm – giống cây trồng

Các thực hành tốt nhất cho vườn ươm được đưa vào tiêu chuẩn GlobalGAP như một phạm vi phụ do nhiều nhà sản xuất trái cây, rau củ và/hoặc hoa, cây cảnh cũng ươm giống và bán giống rau quả, hoa, cây cảnh.

Tiêu chuẩn GlobalGAP về quản lý vườn ươm bao gồm yêu cầu về quản lý địa điểm và đất trồng, giá thể, nhân giống, cơ sở nhân giống, sức khỏe của người lao động, an toàn và phúc lợi, cũng như các điều khoản và điều kiện giao dịch.

Tiêu chuẩn Global GAP cho chè

Tiêu chuẩn GLOBALGAP cho chè bao gồm vật liệu nhân giống, lịch sử địa điểm và quản lý địa điểm, quản lý đất và chất nền, sử dụng phân bón, tưới tiêu/bón phân, bảo vệ thực vật, đơn vị thu hoạch, chế biến, sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, chất thải và ô nhiễm quản lý, tái chế và tái sử dụng, môi trường và bảo tồn, cũng như hệ thống tính toán cân bằng khối lượng sau thu hoạch và truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, các nhà sản xuất chè phải tuân thủ tiêu chuẩn Quy trình Giám sát Nguồn gốc.

Làm thế nào để đạt được chứng chỉ GlobalGAP cho trồng trọt?


tiêu chuẩn GlobalGAP cho trồng trọt

Để đạt được chứng chỉ GlobalGAP, đương nhiên các đơn vị trồng trọt phải tìm hiểu, áp dụng thành công và tuân thủ các module phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. Các module được nhắc tới ở đây bao gồm All Farm Base, phạm vi, phạm vi phụ – 3 yếu tố tạo nên GlobalGAP CPCC.

  • All Farm Base

Module nền tảng và bao gồm các yêu cầu của tất cả các hoạt động canh tác. Tất cả các nhà sản xuất phải thực hiện module này bất kể phạm vi chứng nhận.

  • Phạm vi

GlobalGAP gồm 3 phạm vi: Trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

  • Phạm vi phụ

CPCC này bao gồm các yêu cầu cụ thể liên quan đến phạm vi phụ, ví dụ như 6 phạm vi phụ của phạm vi cây trồng được nhắc đến ở mục trên.

Ví dụ:

  1. Trang trại trồng thanh long muốn được chứng nhận GlobalGAP thì cần tuân thủ các module là All Farm Base, Tiêu chuẩn GlobalGAP trồng trọt (Phạm vi), Tiêu chuẩn Global GAP cho trái cây và rau củ (phạm vi phụ).
  2. Nông trại chè muốn được chứng nhận GlobalGAP thì cần tuân thủ các module là All Farm Base, Tiêu chuẩn GlobalGAP trồng trọt và Tiêu chuẩn GlobalGAP cho chè.
Quý doanh nghiệp đang cần tư vấn áp dụng và đạt chứng chỉ GlobalGAP cho hoạt động trồng trọt của mình? Hãy tham khảo ngay dịch vụ tư vấn GlobalGAP trồng trọt của SUTECH. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói với quy trình chuyên nghiệp, chuyên gia tư vấn hàng đầu và chi phí hợp lý nhất!

icon globalgap trồng trọt

Tư vấn GlobalGAP

Lợi ích khi đạt chứng chỉ GlobalGAP trồng trọt


Đối với người trồng

Nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn được cải thiện đáng kể. Do đó, họ đang đòi hỏi phải biết nhiều hơn về thực hành an toàn thực phẩm. GlobalGAP tập trung vào các thực hành nông nghiệp tốt nhất để xác minh rằng sản phẩm từ trồng trọt được sản xuất, đóng gói, xử lý và bảo quản theo cách an toàn nhất có thể.

  1. Việc đạt chứng chỉ GlobalGAP như một lời cam kết của người trồng về rau củ, lương thực chất lượng cao.
  2. Mở ra cơ hội mở rộng kinh doanh và tiếp cận thị trường mới.

Đối với người tiêu dùng

  1. Đảm bảo sản phẩm trồng trọt được chứng nhận an toàn và có lợi có sức khỏe.
  2. Yên tâm rằng sản phẩm họ mua được trồng, thu hoạch và xử lý theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đã được thiết lập. Những người trồng trọt, xử lý và chế biến tham gia GlobalGAP đã cam kết về an toàn thực phẩm và ghi lại các thực hành của họ để truy xuất nguồn gốc.

Đối với người bán

  1. Ngăn chặn các vụ thu hồi do mất an toàn thực phẩm.
  2. Mang lại lợi thế cạnh tranh.

Những lợi ích mà tiêu chuẩn GlobalGAP mang lại cho doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP trong trồng trọt ngay từ bây giờ để tối ưu quá trình sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và nắm bắt cơ hội tiến vào thị trường quốc tế. Liên hệ với SUTECH để được tư vấn chứng nhận GlobalGAP trọn gói, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *