Tiêu chuẩn Global GAP là gì? Global Good Agricultural Practice
Tổng quan về GlobalGAP
GlobalGAP là gì?
GlobalGAP ( Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) là một tổ chức chứng nhận tư nhân phát triển các tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận các quy trình sản xuất trong nông nghiệp.
Các tiêu chuẩn này dựa trên một tập hợp các tiêu chuẩn nông nghiệp được quốc tế công nhận là dành cho việc thực hành các Quy trình Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP). Bằng cách đạt được chứng nhận, nông dân và nhà sản xuất chứng minh cho người tiêu dùng và những người khác thấy rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn GlobalGAP trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Tiêu chuẩn GlobalGap là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản… nói chung là lĩnh vực nông nghiệp. Tiêu chuẩn GlobalGAP chứng tỏ rằng thực phẩm được sản xuất theo cách giảm thiểu các tác động môi trường có hại của hoạt động canh tác, giảm sử dụng hóa chất đầu vào và đảm bảo cách tiếp cận có trách nhiệm đối với sức khỏe và an toàn của người lao động cũng như quyền lợi của động vật.
Mục tiêu
Mục tiêu của GlobalGAP là sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững để mang lại lợi ích cho nông dân, nhà bán lẻ và người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Lịch sử GlobalGAP
GLOBALG.A.P bắt đầu từ năm 1997 với tên gọi EUREPGAP – một sáng kiến của các nhà bán lẻ thuộc Euro-Retailer Produce Working Group.
Bộ tiêu chuẩn EurepGAP được thiết lập đầu tiên tại châu Âu, từ đó lan rộng sang các nước khác trên phạm vi toàn thế giới. Đến ngày 7 tháng 9 năm 2007, EurepGAP đã đổi tên chính thức thành GlobalGAP.
Yêu cầu của GlobalGAP
GlobalGAP đặt ra yêu cầu đối với hệ thống chất lượng của nhà sản xuất chính. Để đủ điều kiện hoặc được chứng nhận theo GlobalGAP, nhà sản xuất phải đáp ứng các hướng dẫn đã thiết lập trong các lĩnh vực:
- An toàn thực phẩm
- Truy xuất nguồn gốc của sản phẩm
- Phúc lợi của động vật
- Sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của nhân viên
- Giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Giảm thiểu các chất bổ sung hóa chất nông nghiệp và dược phẩm
GlobalGAP bao gồm
Chứng nhận GLOBALG.A.P cho 3 phạm vi sản xuất: Cây trồng, Vật nuôi, Nuôi trồng thủy sản và bao gồm tổng cộng hơn 40 tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn GlobalG.A.P dành cho trang trại đảm bảo tích hợp (IFA): bao gồm các Thực hành Nông nghiệp Tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và làm vườn. Nó cũng bao gồm các khía cạnh bổ sung của chuỗi cung ứng và sản xuất thực phẩm như Quy trình Giám sát Nguồn gốc và Sản xuất Thức ăn hỗn hợp.
- Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P dành cho cây trồng để chế biến (CfP): tiêu chuẩn dành cho các loại cây trồng dự kiến sẽ được đông lạnh, làm nước trái cây, được sử dụng để chế biến các bữa ăn nấu sẵn…Nó khá giống với IFA trồng trọt nhưng khác ở cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với an toàn thực phẩm và các quy tắc đánh giá.
- Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P Vận chuyển Gia súc: Phúc lợi dành cho động vật trong quá trình vận chuyển từ trang trại đến trang trại và từ trang trại đến nơi giết mổ là rất quan trọng.
- Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P Quy trình Giám sát Nguồn gốc (CoC): Xác định trạng thái sản phẩm của đơn vị được chứng nhận trong toàn bộ quá trình, từ trang trại đến nhà bán lẻ. Nó đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc xử lý các sản phẩm được chứng nhận và sự phân biệt phù hợp giữa sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận trong các đơn vị vận hành chế biến.
- Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P An toàn Hài hòa Sản phẩm (HPSS): Một phiên bản Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu(GFSI) của Combined Harmonized Standards từ United Fresh, với tính toàn vẹn được hỗ trợ bởi GLOBALG.A.P.
- Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P sản xuất thức ăn hỗn hợp (CFM): Xác định các điểm kiểm soát và tiêu chí tuân thủ để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp, mua nguyên liệu và thành phần thức ăn cho thức ăn hỗn hợp.
Áp dụng và đạt chứng nhận GlobalGAP
Lợi ích của việc áp dụng và xin chứng nhận GlobalGAP
- Tăng giá trị cho sản phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn GLOBALG.A.P được công nhận trên toàn cầu.
- Giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm
- Tiếp cận các thị trường tiềm năng. Không quá lời khi nói GlobalGAP là tấm vé đưa nông sản ra thị trường quốc tế.
- Nâng cao hiệu quả quản lý
- Tiết kiệm chi phí bằng cách giảm số lần kiểm tra và đánh giá tại cơ sở.
- Tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe và an toàn của người lao động
- Hưởng nhiều quyền lợi từ sự công nhận toàn cầu
- Tiếp cận nguồn tài chính và thị trường vốn một cách an toàn. Hưởng lợi từ việc kết nối với các giải pháp chuỗi cung ứng sáng tạo.
Tình hình áp dụng GlobalGAP tại Việt Nam
Như đã nói ở trên, việc áp dụng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBAL GAP) trong quá trình canh tác, thu hoạch, chế biến… là tấm vé để doanh nghiệp kinh doanh nông sản Việt Nam mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình sang nhiều nước trên thế giới. GlobalGAP có thể giải quyết các câu hỏi: vệ sinh an toàn thực phẩm, giá trị và tính minh bạch của thông tin nông sản Việt Nam. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tại Việt Nam tìm hiểu, triển khai tiêu chuẩn GlobalGAP và đạt chứng chỉ GlobalGAP, thành công tạo đòn bẩy để thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ… Tuy nhiên, chuẩn Global G.A.P cho tất cả nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn là điều xa vời. Bởi lẽ hầu hết nông dân vẫn canh tác theo thói quen – lối canh tác truyền thống sử dụng nhiều phân bón hóa học, rồi vứt chai lọ lung tung xuống đồng ruộng; cùng với đó là sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa các bên liên quan: doanh nghiệp, nông dân và chính quyền.
Các doanh nghiệp không tự tin có thể triển khai áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP ngay lập tức có thể cân nhắc đến localg.ap – một giải pháp hiệu quả về chi phí cho các thị trường mới nổi, bước đệm để đạt chứng nhận GLOBALG.A.P.
Việc triển khai áp dụng GlobalGAP khó nhưng không phải không có cách thực hiện. Liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn GlobalGAP chi tiết, chuyên nghiệp, đảm bảo triển khai thành công và đạt chứng chỉ chứng nhận GlobalGAP có giá trị quốc tế! |
Các bước đạt chứng nhận GlobalGAP
Để đạt được chứng chỉ GlobalGAP, tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình 5 bước:
Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn GlobalGAP
Lãnh đạo, các nhân sự liên quan cần có nhận thức về tiêu chuẩn GlobalGAP: bản chất, các yêu cầu… bằng cách tìm hiểu các tài liệu tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc thuê tổ chức tư vấn, đào tạo GlobalGAP chuyên nghiệp.
Bước 2: Thực hiện tự đánh giá và hành động khắc phục (nếu có)
Tìm đơn vị tư vấn GlobalGAP chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tự đánh giá, khắc phục cũng như chuẩn bị cho việc kiểm tra/đánh giá chính thức.
SUTECH cung cấp dịch vụ tư vấn GlobalGAP Trọn gói – Chuyên nghiệp – Hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết!
Bước 3: Tìm kiếm đơn vị/tổ chức có khả năng đánh giá chứng nhận GlobalGAP.
GlobalGAP sử dụng các cơ quan chứng nhận bên thứ ba độc lập để đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn toàn diện của họ. GlobalGAP yêu cầu các trang trại, vùng trồng, nhà sản xuất nguyên liệu thô, cơ sở chế biến, cơ sở sản xuất sản phẩm đóng gói, nhà bán lẻ, cơ sở dịch vụ thực phẩm phải tuân thủ các quy trình trong chuỗi hành trình sản phẩm đã xác định.
Với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn trọn gói, đơn vị tư vấn sẽ giới thiệu luôn tổ chức đánh giá chứng nhận uy tín cho doanh nghiệp.
Bước 4: Đánh giá chứng nhận
- Đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận được công nhận.
- Tổ chức chứng nhận sẽ lên lịch đánh giá.
- Đánh giá chính thức
- Hoàn thành các hành động khắc phục
Bước 5: Nhận và duy trì chứng nhận
Khi doanh nghiệp tuân thủ thành công các yêu cầu của tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng chỉ GlobalGAP cho phiên bản và phạm vi liên quan.
Một số thông tin cơ bản chứng chỉ GlobalGAP
- Mỗi tổ chức/doanh nghiệp được đăng ký trong cơ sở dữ liệu GlobalGAP và có mã GGN hoặc số chứng nhận riêng.
- Kiểm tra đầu vào. Công ty kiểm tra tình trạng được chứng nhận của các sản phẩm đã mua và tính hợp lệ của chứng chỉ GlobalGAP của nhà cung cấp.
- Ghi nhãn. Mỗi công ty được chứng nhận dán nhãn sản phẩm bằng số CoC riêng và / hoặc GGN của nhà sản xuất và xác định sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP trong các tài liệu giao dịch (bán hàng).
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc. Công ty được chứng nhận CoC có một hệ thống để tránh lẫn lộn các sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và chứng minh cân bằng khối lượng.
- Chứng chỉ GlobalGAP có giá trị trong một năm.
Quý tổ chức/doanh nghiệp có câu hỏi liên quan đến tiêu chuẩn GlobalGAP, có nhu cầu triển khai áp dụng GlobalGAP, vui lòng liên hệ tới số Hotline 086.869.5822 để được tư vấn chi tiết!