SSOP là gì? Quy trình vận hành bao gồm những gì?

5/5 - (1 bình chọn)

SSOP là quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh mà các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện để đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy cụ thể SSOP là gì? Là viết tắt của từ gì? Quy trình vận hành bao gồm những gì? Có vai trò ra sao? Cùng SUTECH theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về SSOP trong các doanh nghiệp.

SSOP là viết tắt của từ gì?

SSOP được viết tắt từ cụm từ “Sanitation Standard Operating Procedures” dịch sang Tiếng Việt là Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. Hay gọi ngắn gọn hơn là Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh.

SSOP là gì?

SSOP là gì

Theo như giải nghĩa ở bên trên thì SSOP là quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh, thường tập hợp những hướng dẫn chi tiết dưới dạng văn bản, ghi chép lại các hoạt động liên quan tới vấn đề vệ sinh trong một nhà máy sản xuất thực phẩm.

Hiểu nôm na thì SSOP bao gồm các quy phạm, quy định, thủ tục liên quan đến quá trình làm vệ sinh, kiểm soát vệ sinh tại các cơ sở sản xuất.

Các yếu tố của một SSOP

Các phần tử nên có trong SSOP bao gồm:

  1. Tên công ty
  2. Ngày (cập nhật gần nhất hoặc kể ngày có hiệu lực)
  3. ID phiên bản SSOP
  4. Số SSOP (tùy chọn). Một số công ty chỉ định số cho SSOP của họ, họ có thể kết hợp số và phiên bản SSOP. Ví dụ: SSOP # 3, phiên bản 5 có thể là SSOP: 3.05
  5. Tiêu đề (Đặt tên cho chương trình)
  6. Các mục chính trong quy trình
  7. Tần suất (tần suất nên thực hiện các bước trong quy trình)
  8. Thủ tục: Hướng dẫn từng bước thực hiện trong quy trình vận hành tiêu chuẩn
  9. Lưu trữ hồ sơ ghi lại toàn bộ quá trình, các bước thực hiện trong quy trình vận hành
  10. Người chịu trách nhiệm về nội dung và cập nhật SSOP. Bao gồm chữ ký và có ghi ngày tháng.
  11. Số trang SSOP

SSOP bao gồm những hệ thống lĩnh vực gì?

SSOP kiểm soát quy trình, quy phạm vệ sinh và tất cả những yếu tố liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khi ra thành phẩm cuối cùng.

Nội dung cụ thể bao gồm:

  • SSOP 1: An toàn của nguồn nước.
  • SSOP 2: An toàn của nước đá.
  • SSOP 3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
  • SSOP 4: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
  • SSOP 5: Vệ sinh cá nhân.
  • SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
  • SSOP 7: Sử dụng, bảo quản hóa chất.
  • SSOP 8: Sức khỏe công nhân.
  • SSOP 9: Kiểm soát động vật gây hại.
  • SSOP 10: Kiểm soát Chất thải.
  • SSOP 11: Quy phạm vệ sinh SSOP – Thu hồi sản phẩm.

Lưu ý: Nội dung của SSOP có thể thay đổi tùy theo từng cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm. Có thể kiểm tra đủ cả 11 lĩnh vực như trên hoặc chỉ kiểm soát một số lĩnh vực hoặc phải xây dựng SSOP cho một khu vực đặc biệt.

Vai trò của SSOP đối với các doanh nghiệp

Vai trò của SSOP đối với các doanh nghiệp
Vai trò của SSOP đối với các doanh nghiệp

SSOP là một chương trình tiên quyết bắt buộc để áp dụng ngay cả khi không có chương trình HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn). Doanh nghiệp xây dựng quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh SSOP sẽ thu được những lợi ích như:

  • Nâng cao hiệu quả của hệ thống chứng nhận HACCP.
  • Giảm số lượng Điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong HACCP.
  • Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Hạn chế rủi ro bị thu hồi thực phẩm.
  • Giúp nhân viên thực hiện công việc một cách dễ dàng vì yêu cầu về thời gian, hạng mục công việc, vật tư được xác định rõ ràng. Từ đó, tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình vận hành.
  • Được coi là một cách dễ dàng để kiểm tra các hoạt động kiểm toán nội bộ khi kiểm toán các kế hoạch/thủ tục của nhà máy.
  • Nâng cao độ tin cậy cho khách hàng và đối tác
  • Là biện pháp phòng vệ trước pháp luật khi có khiếu nại về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
SUTECH cung cấp trọn gói dịch vụ tư vấn các tiêu chuẩn thực phẩm. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, thương mại thực phẩm… có nhu cầu tư vấn HACCP, ISO 22000, FSSC 22000, BRC… hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết từng bước, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, thủ tục bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm của SUTECH!

Hotline: 086.869.5822 | 096.584.7488 | 0969.655.488

Hoặc tìm hiểu thêm dịch vụ của SUTECH tại:

Tư vấn HACCP

Tư vấn ISO 22000

Tư vấn FSSC 22000

Tư vấn BRC

Một số mẹo khi viết SSOP

Khi viết quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh SSOP cần lưu ý 1 số mẹo sau:

  1. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng

SSOP nên được viết ở định dạng ngắn gọn, dễ đọc. Các điều khoản càng đơn giản, ngắn gọn, trực tiếp càng dễ hiểu và dễ thực hiện.

  1. Mô tả chi tiết, đầy đủ các bước

Các bước trong quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh cần được mô tả chi tiết, đúng trình tự, nếu cần thiết phải có thêm ghi chú. SSOP có thể coi là một tài liệu đào tạo, khi một nhân viên mới hoặc nhân viên hỗ trợ được yêu cầu làm nhiệm vụ này, họ có thể tuân theo SSOP này và hoàn thành công việc một cách chính xác, đúng tiến độ.

  1. Xác định hồ sơ giám sát

Hồ sơ giám sát là một phần không thể thiếu khi viết quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh, ghi lại chi tiết các thông số, biểu đồ, tài liệu đảm bảo doanh nghiệp đã thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Theo đó, hồ sơ giám sát cần điền rõ ngày, tháng, chức danh, chữ ký của người đã hoàn thành nhiệm vụ.

quy trình viết SSOP

Các bước viết quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh

Bước 1: Lên ý tưởng trình bày SSOP của mình

Bước 2: Tập hợp các tài liệu có liên quan

Bước 3: Xác định mục đích khi viết quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh

Bước 4: Xác định cấu trúc viết SSOP

Bước 5: Chuẩn bị nội dung các bước trong quy trình

Bước 6: Sử dụng một phong cách nhất quán khi viết quy trình

Bước 7: Sử dụng các ký hiệu một cách chính xác, nếu có

Bước 8: Thực hiện tất cả các bước cần thiết của quy trình

Bước 9: Cố gắng đánh giá các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình

Bước 10: Xác định các chỉ số mà SSOP có thể được đánh giá

Bước 11: Kiểm tra toàn bộ quy trình sau khi đã viết

Bước 12: Gửi quy trình lên cho cấp trên

Bước 13: Làm rõ các phương pháp tối ưu hóa quy trình

Bước 14: Đánh giá rủi ro về quy trình của bạn

Bước 15: Tạo sơ đồ cho quy trình

Bước 16: Hoàn thiện và thực hiện các bước trong quy trình vận hành tiêu chuẩn

Phân biệt sự khác nhau giữa SSOP và GMP

Nhiều doanh nghiệp ban đầu khi triển khai ISO 22000/ HACCP đều bị nhầm lẫn giữa GMP và SSOP. Thực tế, đây là khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cùng theo dõi chi tiết ở bảng so sánh dưới đây:

SSOP GMP
Khái niệm SSOP là viết tắt của Sanitation Standard Operating Procedures, có nghĩa là Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. GMP là viết tắt của Good Manufacturing Practices, có nghĩa là Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt.
Bản chất vấn đề Quy phạm vệ sinh Quy phạm sản xuất
Phạm vi áp dụng – Người lao động;

– Nhà xưởng;

– Trang thiết bị;

– Các hoạt động Vệ sinh sản xuất;

– Các hoạt động vệ sinh môi trường;

– Các hoạt động vệ sinh cá nhân.

– Chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm thực phẩm;

– Các công đoạn sản xuất, chế biến

– Các công đoạn thực hiện việc tiếp nhận thành phẩm.

Mục tiêu kiểm soát – Chi phí

– Là những quy phạm vệ sinh nhằm đáp ứng được những yêu cầu về vệ sinh chung trong GMP.

– Chi phí

– Đưa ra quy định cho những yêu cầu vệ sinh chung. Các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm trong thực phẩm vì điều kiện vệ sinh kém.

Vai trò – Tăng hiệu quả của cho hệ thống HACCP.

– Giảm số lượng những điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong HACCP.

– Được áp dụng cùng với GMP ngay cả khi không có HACCP.

– Đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

– Giảm thiểu chi phí và gia tăng hiệu suất sản xuất.

– Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về SSOP (Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh) và những nội dung cụ thể trong quy trình này. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác hay cần hỗ trợ chi tiết hơn, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với SUTECH để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *