So sánh VietGAP và GlobalG.A.P. có gì giống và khác nhau? Đâu là tiêu chuẩn doanh nghiệp nên áp dụng

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân ngày càng được nâng cao đòi hỏi nhà sản xuất cần phải chuẩn hóa hệ thống vùng trồng theo tiêu chuẩn G.A.P. Tuy nhiên, lựa chọn mô hình VietGAP hay GlobalG.A.P. nào là phù hợp vẫn là điều mà nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Dưới đây, SUTECH sẽ so sánh VietGAP và GlobalG.A.P. có điểm gì giống và khác nhau để doanh nghiệp hiểu hơn về hai bộ tiêu chuẩn nông nghiệp này.

Các tiêu chuẩn nông nghiệp VietGAP và GlobalG.A.P.

VietGAP và GlobalG.A.P. là gì, áp dụng trong lĩnh vực nào? Dưới đây là giải đáp cụ thể.

VietGAP là gì?

VietGAP có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, áp dụng cho các sản thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam. Tiêu chuẩn VietGAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.

Để được cấp giấy chứng nhận VietGAP các tổ chức sản xuất cần đạt được 4 điều kiện sau: kỹ thuật sản xuất, môi trường làm việc, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm.

So sánh VietGAP và GlobalG.A.P. 1-
VietGAP tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, bền vững

GlobalG.A.P. là gì?

GlobalG.A.P. là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice). Với mục tiêu tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, các tiêu chuẩn GlobalG.A.P. được xây dựng nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trong 3 lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản. Khi đạt được chứng nhận này, người nông dân, nhà sản xuất chứng tỏ rằng thực phẩm của mình đã được sản xuất theo cách giảm thiểu các tác động môi trường có hại của hoạt động canh tác, tuân thủ tiêu chuẩn GlobalGAP trong toàn bộ quá trình sản xuất.

So sánh VietGAP và GlobalG.A.P. 2
GlobalG.A.P. là một bộ các tiêu chuẩn chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên phạm vi quốc tế

So sánh VietGAP và GlobalG.A.P. có điểm gì giống và khác nhau

VietGAP và GlobalG.A.P. là bộ tiêu chuẩn chứng nhận được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản quan tâm. Vậy hai bộ tiêu chuẩn này có gì giống và khác nhau, cùng đi vào thông tin chi tiết.

Tiêu chí so sánh

VietGAP

GlobalG.A.P.

Giống nhau

Đều là tiêu chuẩn về Thực hành nông nghiệp, đối tượng áp dụng bộ tiêu chuẩn này là các doanh nghiệp hoạt động trong việc cung ứng các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Cả VietGAP và GlobalG.A.P. là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, các doanh nghiệp áp dụng với mong muốn nâng cao khả năng tiêu thụ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Cả hai đều có sự giống nhau về lợi ích tạo ra: Mục tiêu của VietGAP và GlobalG.A.P. tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, bền vững mang lại lợi ích cho nông dân, nhà bán lẻ và người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Tạo sự tin cậy với khách hàng, nhà bán lẻ, các nhà nhập khẩu về việc sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt, giúp gia tăng khả năng thâm nhập thị trường và sức cạnh tranh.

 

Khác nhau  Phạm vi công nhận Chứng nhận VietGAP được thừa nhận trong thị trường Việt Nam GlobalG.A.P. được công nhận trên phạm vi toàn cầu. Áp dụng chứng nhận GlobalG.A.P. giúp sản phẩm dễ dàng xuất khẩu vào thị trường khó tính.
Căn cứ biên soạn Chứng nhận VietGAP được biên soạn dựa trên văn bản pháp luật Việt Nam. Hướng dẫn của FAO và một số quy định tại các tiêu chuẩn Asean G.A.P., GlobalG.A.P., HACCP. GlobalG.A.P. do những người buôn bán lẻ hay nhóm các siêu thị tại Châu Âu xây dựng nên một bộ các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Điều kiện đạt chứng nhận Điều kiện đạt chứng nhận VietGAP doanh nghiệp cần đạt 70 tiêu chí. Cụ thể là một số tiêu chí như:
– Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất,
– Giống và gốc ghép,
– Quản lý đất và giá thể,
– Phân bón và chất phụ gia,
– Nước tưới
Doanh nghiệp cần đạt 252 tiêu chí,
trong đó:
– 36 mục bắt buộc tuân thủ 100%;
– 127 mục còn lại có thể nới nới lỏng hơn, chỉ cần đáp ứng đến 95%.
Các tổ chức tham gia phải áp dụng hệ thống kiểm tra giám sát bài bản vào quá trình sản xuất cho đến khâu vận chuyển, thu hoạch và bảo quản.
Cách nhận biết sản phẩm đạt chứng nhận Nhận biết thông qua chứng chỉ và con dấu in trên sản phẩm.

Dấu chứng nhận VietGAP không có mẫu dấu chung. Các doanh nghiệp sử dụng dấu VietGAP theo hướng dẫn của tổ chức chứng nhận (các tổ chức chứng nhận sẽ cung cấp dấu chứng nhận và mã chứng chỉ cho Doanh Nghiệp để đảm bảo khả năng tra cứu)

Nhận biết thông qua giấy chứng nhận và mã số.

GlobalG.A.P. có logo hình chữ “G” gọi chung là “Nhãn hiệu thương mại GLOBALG.A.P.”.

Doanh nghiệp được chứng nhận dán nhãn sản phẩm bằng số CoC riêng/hoặc GGN của nhà sản xuất.

Sản phẩm có chứng nhận CoC sẽ có một hệ thống lưu trữ thông tin, để tránh lẫn lộn các sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và chứng minh cân bằng khối lượng.

GlobalG.A.P được lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu toàn cầu của GlobalG.A.P. để đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

Các sản phẩm đạt chứng nhận GlobalG.A.P dễ dàng tham gia vào sàn thương mại điện tử toàn cầu.

Người sản xuất lưu thông phân phối đều có liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước

Hiệu lực chứng nhận Hiệu lực là 02 năm và được gia hạn tối đa 03 tháng đối với cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn. Hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày có quyết định chứng nhận.

Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalG.A.P là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp

Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng thực tế hiện nay, ta có thể thấy sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalG.A.P. là xu hướng tất yếu. Đây là điều kiện bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đáp ứng nhu cầu thị trường và đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường “khó tính”.

Đối với thị trường trong nước, doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình vào chuỗi siêu thị lớn, cửa hàng thực phẩm sạch. Các nông trại, vùng trồng cần phải có chứng nhận VietGAP để đảm bảo truy xuất nguồn gốc và quản lý được chất lượng sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ trên nền tảng số như dán mã QR code trên mỗi sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin nguồn gốc sản phẩm để yên tâm mua hàng.

So sánh VietGAP và GlobalG.A.P. 3
Tiêu chuẩn VietGAP, GlobalG.A.P là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường

Với doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình sang thị trường quốc tế như: EU, Mỹ… yêu cầu các vùng trồng cần đạt chứng nhận GlobalG.A.P. Khác với VietGAP, GlobalG.A.P. được công nhận trên phạm vi toàn cầu, đây là được xem là tấm vé để doanh nghiệp đưa nông sản Việt Nam sang nhiều nước trên thế giới. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

So sánh VietGAP và GlobalG.A.P. có gì giống và khác nhau đã phần nào giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về 2 bộ tiêu chuẩn nông nghiệp này. Vậy nên, áp dụng các tiêu chuẩn nông nghiệp nào còn tùy thuộc vào định hướng phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đáp ứng, nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường nội địa nên áp dụng tiêu chuẩn VietGAP Doanh nghiệp muốn vươn xa hơn và chinh phục thị trường khó tính cần chuẩn hóa hệ thống vùng trồng theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P. Tính xa hơn nữa, áp dụng các tiêu chuẩn G.A.P. còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, mở ra hướng đi lâu dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *