Những khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Việc sở hữu chứng nhận ISO 22000 giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích, cải thiện sự hài lòng, niềm tin của khách hàng…Tuy nhiên, khi áp dụng ISO 22000, các doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít những khó khăn, thách thức. Vậy khó khăn khi áp dụng ISO 22000 là gì? Có giải pháp nào để tháo gỡ, cải thiện không? SUTECH sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.

ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa toàn cầu ISO. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên việc đáp ứng và tuân thủ các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, giúp thực phẩm sản xuất tránh được các rủi ro gây mất an toàn.

Khó khăn khi áp dụng ISO 22000

khó khăn khi áp dụng ISO 22000
khó khăn khi áp dụng ISO 22000

Khó khăn về phía doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi chưa nhận thức đúng đắn về tiêu chuẩn ISO 22000 cũng như những lợi ích mà nó mang lại nên còn thờ ơ, không mấy quan tâm đến tiêu chuẩn này, cho rằng có cũng được, không có cũng được.
  • Việc tìm hiểu thông tin triển khai ISO 22000 còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp không biết nên bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000? Không biết nên lựa chọn đơn vị nào uy tín để nhận tư vấn, hỗ trợ, triển khai?
  • Doanh nghiệp chưa có sự thay đổi, loại bỏ thói quen cũ để xây dựng thói quen mới tốt hơn. Đa số đều có tâm lý ngại thay đổi, không muốn tốn nhiều thời gian, công sức trong việc tìm hiểu và triển khai ISO 22000.
  • Một số doanh nghiệp có áp dụng nhưng chỉ mang tính hình thức, chưa xây dựng hệ thống tài liệu hoàn chỉnh và triển khai áp dụng nghiêm túc, làm chưa tới nên hiệu quả kém.
  • Đánh giá nội bộ hiệu quả chưa cao do đánh giá viên chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, năng lực; quá trình được thực hiện chỉ qua loa mà thiếu sự khách quan, công bằng.
  • Sự quan tâm của lãnh đạo chưa thật sự đầy đủ và sâu sát, khâu quản lý lỏng lẻo dẫn đến kết quả chưa thực sự tốt, không ai đứng ra nhận trách nhiệm.
  • Thiếu sự nhất quán và đồng thuận trong việc thực hiện từ ban lãnh đạo đến toàn thể nhân viên, hiệu suất công việc kém.

Khó khăn về phía nhà nước

  • Các cơ quan quản lý chất lượng an toàn thực phẩm chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, quản lý chồng chéo, thiếu sự đồng bộ. Doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào khi áp dụng ISO 22000.
  • Hệ thống quản lý của Việt Nam không phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới. Vì vậy, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp khắc phục khó khăn khi áp dụng ISO 22000

giải pháp giải quyết khó khăn khi áp dụng ISO 22000
Giải pháp giải quyết khó khăn khi áp dụng ISO 22000

Sau đây là một vài gợi ý giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn khi áp dụng ISO 22000

Về phía lãnh đạo doanh nghiệp

  • Bản thân lãnh đạo cần là những người đi đầu, dành thời gian tìm hiểu, tham vấn, hỗ trợ của các đối tác hoặc những người có kinh nghiệm trong việc đào tạo, triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Từ đó, nhận thức đúng đắn về vai trò cũng như lợi ích mà nó mang lại.
  • Sau đó truyền đạt lại cho nhân viên, hoặc mở các lớp đào tạo để toàn bộ nhân viên hiểu, nắm rõ mục đích, vai trò và cách triển khai ISO 22000.
  • Thống nhất quan điểm, cách làm, từ trên xuống dưới, từ cán bộ quản lý đến nhân viên để nghiêm túc thực hiện triển khai từng bước.
  • Lãnh đạo cần có sự quan tâm, sát sao trong khâu quản lý, theo dõi trong suốt quá trình làm việc, đánh giá kết quả của nhân viên. Nếu sai phạm, cần có biện pháp khắc phục, giải quyết vấn đề ngay.
  • Giải pháp tốt hơn nữa để khắc phục những khó khăn khi áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp nên lựa chọn một tổ chức chuyên nghiệp và uy tín để được tư vấn áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 22000.

Về phía nhân viên

  • Hiểu và có nhận thức đúng đắn về lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng ISO 22000. Doanh nghiệp phát triển tốt hơn thì đời sống, thu nhập của nhân viên cũng sẽ tốt hơn. Từ đó, cũng có động lực làm việc tốt hơn.
  • Thay đổi lối tư duy cũ, tạo những thói quen mới để góp phần xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn ISO 22000 bởi nhân viên là những người trực tiếp thực hiện, tham gia vào quá trình sản xuất.
  • Nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình, yêu cầu mà cấp trên nêu ra trong quá trình làm việc, nếu có sai phạm, cần báo lại ngay lập tức để khắc phục.
Liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết, giải đáp thắc mắc và tháo gỡ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng ISO 22000
certificate

Tư vấn ISO 22000

Trên đây là những khó khăn và giải pháp khắc phục những khó khăn khi áp dụng ISO 22000. Nếu vẫn còn vướng mắc chưa giải quyết được, hãy liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *