fbpx

Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp

Đánh giá bài viết

Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Thực hiện kiểm kê khí nhà kính chính là tuân thủ những quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu lớn.

Quy định về kiểm kê khí nhà kính

Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Nhận thức rõ được những nguy hiểm từ hiệu ứng khí nhà kính, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những biện pháp cũng như quy định về thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính
Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính

Một số quy định của Việt Nam về kiểm kê khí nhà kính:

Nghị định số 06/2022/NĐ-CP

Nghị định 06/2022/ NĐ-CP quy định áp dụng giảm phát thải khí nhà kính với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí nhà kính; tham gia phát triển thị trường cacbon trong nước; sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ozon.

Đồng thời, Nghị định cũng nêu quy định tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở hai năm một lần cho năm 2024 trở đi.

Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đưa ra quy định đối với cơ sở thực hiện kiểm kê khí nhà kính:

  • Cơ sở thực hiện phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 2 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm, kết hợp với các chương trình quản lý chất lượng, sản xuất sạch và chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở.
  • Thực hiện lập báo cáo mức phát thải khí nhà kính hằng năm.

Quyết định số 1/2022/QĐ-TTG

Quyết định số 1/2022/QĐ-TTG quy định về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14064

TCVN 14064 là tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam được dựa trên tiêu chuẩn ISO 14064 của tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. TCVN 14064 như một công cụ giúp các tổ chức xác định và đo lường khí nhà kính, báo cáo và thực hiện các hoạt động giảm lượng khí nhà kính.

Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin về Kiểm kê khí nhà kính, vui lòng liên hệ SUTECH
0868.129.838 | 0868.221.838

Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính

Để thực hiện kiểm kê khí nhà kính đạt hiệu quả, tổ chức, cơ sở cần nắm rõ được những quy định, lĩnh vực bắt buộc, nguyên tắc cũng như quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Các lĩnh vực phải kiểm kê khí nhà kính
Các lĩnh vực phải kiểm kê khí nhà kính

Các lĩnh vực phải tiến hành kiểm kê khí nhà kính

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 01/2022/QĐ-TTg có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:

  • Lĩnh vực năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng; tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than; khai thác dầu và khí tự nhiên.
  • Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
  • Xây dựng: Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất, luyện kim, công nghiệp điện tử, sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ozon, sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất: lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
  • Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn, xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học, thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải, xử lý và xả thải nước thải.
  • Dự thảo bổ sung các cơ sở chăn nuôi phải tiến hành kiểm kê khí nhà kính: 341 cơ sở chăn nuôi có mức phát thải từ 3000 tấn CO2 trở lên hay cụ thể nuôi 1000 đầu lợn hoặc 500 đầu gia súc lớn như trâu và bò cần tiến hành kiểm kê khí nhà kính.

Nguyên tắc thực hiện kiểm kê khí nhà kính

  • Tính đầy đủ

Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo phải thực hiện với tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính, các nguồn hấp thụ khí nhà kính. Số liệu được thu thập liên tục và không bị gián đoạn.

  • Tính nhất quán

Việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo phải đảm bảo thống nhất về phương án giám sát, số liệu tính toán, phương pháp kiểm kê khí nhà kính, phương pháp tính toán kết quả giảm nhẹ phát thải.

  • Tính minh bạch

Các tài liệu, dữ liệu, số liệu hoạt động, giả định, hệ số áp dụng, phương pháp tính toán được giải thích rõ ràng, trích dẫn nguồn, được lưu giữ để đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác cao.

  • Tính chính xác

Tính toán kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo đảm bảo độ tin cậy theo phương pháp luận lựa chọn và giảm tối đa các sai lệch.

  • Tính so sánh được

Kết quả kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo của một cơ sở, lĩnh vực đảm bảo các điều kiện về số liệu, phương pháp luận có tính tương đồng để có thể so sánh được

Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính
Nguyên tắc thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Quy trình kiểm kê khí nhà kính

  • Thu thập dữ liệu

Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu về các hoạt động phát thải khí nhà kính trong chính doanh nghiệp. Bao gồm lượng khí thải phát ra từ các nguồn khác nhau.

  • Xác định phạm vi kiểm kê

Sau khi thu thập dữ liệu, doanh nghiệp, cơ sở xác định phạm vi kiểm kê. Điều này bao gồm việc xác định các loại khí nhà kính, nguồn gốc và phạm vi thời gian muốn thực hiện kiểm kê.

  • Đo lường và tính toán

Cơ sở, doanh nghiệp tiến hành đo lường và tính toán lượng khí thải ra từ các nguồn đã xác định. Sử dụng thiết bị đo lường hiện đại và công cụ tính toán dựa trên các dữ liệu đã thu thập.

  • Phân tích và đánh giá

Tiến hành phân tích và đánh giá tác động của các loại khí thải đã được kiểm kê. Từ đó, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xu hướng và tác động của khí nhà kính trong doanh nghiệp, cơ sở.

  • Phát triển biện pháp giảm thiểu

Dựa trên kết quả phân tính và đánh giá, cơ sở, doanh nghiệp phát triển các biện pháp giảm phát thải cũng như giảm tác động của khí nhà kính.

Kiểm kê khí nhà kính ngày càng trở nên quan trọng trong thời kỳ hiện nay. Doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính vừa hạn chế được rủi ro pháp luật, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị thương hiệu. Doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính cần tìm hiểu kỹ, tuân thủ theo các nguyên tắc và quy trình cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *