Hàng tiểu ngạch là gì? Doanh nghiệp có nên xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch?
Quá trình trao đổi hàng hóa ngày càng được mở rộng đến nhiều quốc gia, các cụm từ như tiểu ngạch và hàng tiểu ngạch cũng dần trở nên quen thuộc, nhưng liệu bạn đã hiểu rõ tiểu ngạch và hàng tiểu ngạch là gì? Ưu nhược điểm khi xuất khẩu hàng hóa bằng hình thức này cùng những rủi ro gặp phải? Để có cái nhìn tổng quan hơn về tiểu ngạch hãy cùng SUTECH tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tiểu ngạch là gì? Hàng tiểu ngạch là gì?
Tiểu ngạch là phương thức buôn bán hàng hóa đã tồn tại nhiều năm và có những điều kiện cần tuân thủ nhất định. Vậy để hiểu sâu hơn về hình thức buôn bán này trước hết chúng ta cùng tìm hiểu tiểu ngạch và hàng tiểu ngạch là gì.
Tiểu ngạch là gì?
Tiểu ngạch là hình thức thương mại quốc tế hợp pháp giữa 2 quốc gia có biên giới liền kề nhau. Hoạt động này được thực hiện bởi người dân sinh sống ở các vùng cửa khẩu như Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn…
Hàng tiểu ngạch là gì?
Hàng tiểu ngạch là những mặt hàng được công dân hai nước vùng biên trao đổi với nhau. Khi buôn bán các cá nhân vẫn phải đóng thuế và hàng hóa vẫn phải chịu sự kiểm tra về chất lượng. Tuy nhiên hàng hóa không đa dạng chủ yếu ở một số lĩnh vực như: nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng… có giá trị không vượt quá 2 triệu đồng/người/ngày. Hình thức xuất nhập khẩu này được ưa chuộng bởi các thương lái vì thủ tục thường đơn giản, chi phí vận chuyển thấp nhưng không xuất khẩu được số lượng lớn.
Ưu điểm và nhược điểm của xuất khẩu tiểu ngạch
So với xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu tiểu ngạch cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo dõi bảng dưới đây:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Thủ tục xuất hàng nhanh chóng, đơn giản vì hàng hóa không phải kê khai.
Chi phí vận chuyển thấp Thủ tục khai thuế và biểu phí thuế thấp do không cần thông quan |
Không có hợp đồng thương mại, hóa đơn, chứng nhận xuất xứ nên dễ thất thoát hàng hóa và xảy ra tranh chấp về giá
Hàng tiểu ngạch chỉ xuất được số lượng nhỏ và giới hạn số lượng trong ngày Tính ổn định thấp phụ thuộc vào chính sách của các quốc gia Hàng hóa vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện cơ sở ở biên giới Giá trị giao dịch nhỏ nên chỉ mang tính thời vụ. Nếu số lượng lớn thì hình thức tiểu ngạch không hợp lý Hình thức được nhiều tiểu thương lợi dụng để tránh thuế nên dẫn đến tình trạng buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép nhiều hơn Chất lượng hàng hóa không đảm bảo do không có giấy tờ, không truy xuất được nguồn gốc hàng hóa. Nhiều trường hợp hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng, không có chứng từ và hóa đơn thương mại nên bị thu giữ bởi cơ quan nhà nước. Chỉ xuất khẩu được bằng đường bộ |
Doanh nghiệp có nên xuất khẩu hàng hóa theo đường tiểu ngạch?
Xuất khẩu hàng tiểu ngạch đơn giản hơn rất nhiều so với xuất khẩu chính ngạch nhưng cũng vì thế mà chúng tồn tại một số rủi ro nhất định (Đừng bỏ qua: chính ngạch là gì?). Vì vậy, để có hướng đi lâu dài doanh nghiệp không nên xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch bởi:
- Xuất khẩu tiểu ngạch sẽ không có giấy tờ, hợp đồng, hóa đơn mua hàng doanh nghiệp sẽ bị thất thoát hàng hóa thậm chí, hàng bị hỏng không sử dụng được.
- Thời gian gần đây, Trung Quốc đã siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch để thực thi nghiêm các vấn đề kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa. Việc này khiến cho xuất khẩu tiểu ngạch bị ảnh hưởng, rất nhiều hàng hóa mắc kẹt nơi biên giới, không thông quan được gây ra tình trạng tắc nghẽn. Các mặt hàng nông sản để lâu dẫn đến tình trạng hỏng và không sử dụng được gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
- Xuất khẩu hàng tiểu ngạch tiềm ẩn mối lo ngại về hàng kém chất lượng. Các mặt hàng xuất khẩu không đảm bảo chất lượng, trường hợp bị hải quan kiểm tra sẽ bị thu giữ về lâu dài hình thức này sẽ bị thay đổi theo chính sách quốc gia.
- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng tiểu ngạch sẽ khó đảm bảo quyền lợi giữa các bên. Bởi việc trao đổi, mua bán thường không có đủ giấy tờ, chứng từ hay hợp đồng thương mại. Vì thế doanh nghiệp Việt chịu nhiều thiệt hại trong giao dịch mua bán như: Rủi ro trong thanh toán, chậm giao nhận hàng, ép giá, bị đổi trả…
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa theo đường tiểu ngạch sẽ không còn nhiều cơ hội trong tương lai. Do đó, doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh vào thị trường quốc tế đặc biệt là Trung Quốc cần thay đổi tư duy sản xuất, chuyển dịch dần sang hình thức xuất khẩu chính ngạch. Điều này giúp doanh nghiệp xuất khẩu ổn định, hạn chế khả năng hàng hóa bị thu giữ và được đảm bảo quyền lợi khi có tranh chấp phát sinh.
Qua nội dung trên đây, SUTECH đã chia sẻ cho doanh nghiệp biết hàng tiểu ngạch là gì? Ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu này. Đồng thời, đưa ra lời khuyên giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương thức xuất khẩu hàng hóa sao cho cho phù hợp nhất. Doanh nghiệp còn bất cứ băn khoăn gì vui lòng liên hệ với SUTECH để được giải đáp cụ thể.