FSMS là gì? Cách triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
FSMS được nhắc đến nhiều trong các tài liệu, tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm. Vậy FSMS là gì? Có ý nghĩa như thế nào và cách triển khai một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đầy đủ là gì? Cùng SUTECH theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn các khái niệm liên quan đến FSMS nhé.
FSMS là gì?
FSMS là viết tắt của Food Safety Management System – Dịch ra tiếng Việt là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là một quy trình được kiểm soát để quản lý an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo rằng tất cả thực phẩm được sản xuất đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn để tiêu dùng.
Hiểu đơn giản hơn thì FSMS là một mạng lưới gồm ba thành phần làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng thực phẩm không gây bất kỳ tác hại nào cho sức khỏe con người. 3 thành phần đó bao gồm:
- Thực hành sản xuất tốt (GMP)
- Phân tích mối nguy Các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
- Hệ thống quản lý
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSMS bao gồm những gì?
Theo FDA, một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSMS hiệu quả phải bao gồm những yếu tố sau:
- Các thủ tục tiêu chuẩn để thực hiện các hoạt động quan trọng
- Khả năng giám sát và lưu trữ hồ sơ
- Bảo trì thiết bị và cơ sở
- Quản lý và đào tạo nhân viên
- Các nhà quản lý bảo vệ thực phẩm được chứng nhận
- Chính sách sức khỏe nhân viên để hạn chế hoặc loại trừ nhân viên ốm yếu
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng liên tục
Các loại hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng cho các doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến:
- ISO 22000: Là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), có giá trị trên phạm vi toàn cầu.
- FSSC 22000: Là một tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu về kiểm toán, giám sát và chứng nhận tất cả các loại thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. FSSC 22000 dựa trên nền tảng ISO 22000 cho các yêu cầu về hệ thống quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật ISO.
- HACCP: Bao gồm những đánh giá mang tính hệ thống đối với toàn bộ quá trình thực hiện có liên quan trong quy trình chế biến, phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, từ đó đưa ra những giải pháp làm giảm thiểu mối nguy xuống mức thấp nhất có thể.
- BRC: Tên viết tắt của British Retail Consortium, tiêu chuẩn do Thương Hội Bán lẻ Anh Quốc phát hành, tập trung chuyên sâu vào ba điểm: bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ pháp lý và quản lý chất lượng.
» Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Lợi ích của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) là gì?
- Kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm tốt nhất, đảm bảo an toàn, vệ sinh, phòng ngừa bệnh tật.
- Giúp doanh nghiệp tuân thủ tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm trong các đợt kiểm tra định kỳ.
- Kiểm soát tốt hàng tồn kho do các sản phẩm đều được kiểm tra thường xuyên, không có hàng quá hạn. Từ đó, giúp giảm thất thoát sản phẩm, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức.
- Nâng cao hiểu biết của nhân viên và sự tham gia của nhân viên vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Nâng cao uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp với các đối tác và người tiêu dùng.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để hưởng nhiều lợi ích trong việc quản lý, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thực phẩm! Liên hệ với SUTECH để được tư vấn trọn gói! |
|
Cách triển khai một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Việc triển khai một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không quá khó khăn. Doanh nghiệp có thể chia nhỏ thành 7 bước:
Bước 1 – Chuẩn bị một chiến lược tổ chức dựa trên các yêu cầu của khách hàng để đưa ra các chính sách và mục tiêu an toàn thực phẩm.
Bước 2 – Xác định các nguồn lực cần thiết để triển khai và duy trì FSMS, bao gồm nhân sự, cơ sở hạ tầng, đào tạo và bất kỳ thay đổi nào cần thiết đối với môi trường làm việc của bạn.
Bước 3 – Chỉ định một trưởng nhóm an toàn thực phẩm và một nhóm an toàn thực phẩm đa lĩnh vực để thực hiện và quản lý FSMS.
Bước 4 – Lập mô hình FSMS về các nguyên tắc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) để lập biểu đồ tất cả các mối nguy tiềm ẩn về an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu sản xuất.
Bước 5 – Đào tạo nhân viên chủ chốt để đảm bảo họ hiểu các tiêu chuẩn FSMS và HACCP.
Bước 6 – Tuyên truyền cho tất cả nhân viên về vai trò và trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bước 7 – Kết hợp FSMS vào các hoạt động quản lý tổng thể của tổ chức.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp doanh nghiệp hiểu thêm về FSMS, lợi ích của hệ thống này cũng như cách triển khai một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dễ dàng nhất. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, hãy lựa chọn SUTECH để được tư vấn trọn gói từ chuyên gia thực phẩm giàu kinh nghiệm của chúng tôi!