Hướng dẫn đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến

5/5 - (1 bình chọn)

Sau nhiều năm đàm phán, Nghị định thư đối với sản phẩm tổ yến Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã được ký kết. Theo đó, tổ yến muốn xuất khẩu vào Trung Quốc cần phải có mã định danh nhà yến. Vậy mã định danh nhà yến là gì? Đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến như thế nào? Theo dõi thông tin dưới đây SUTECH sẽ giải đáp giúp bạn.

Tại sao cần đăng ký mã số cơ sở nuôi chim yến?

Theo thống kê, cả nước có 23.665 nhà yến, phân bổ chủ yếu ở Kiên Giang, các tỉnh ở vùng ĐBSH, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Trong đó, Kiên Giang cũng là tỉnh có số nhà yến nhiều nhất với 2.995 nhà yến, ĐBSCL có 10.572 nhà yến, Nam Trung bộ có 5.965 nhà yến, Đông Nam bộ có 4.958 nhà yến và Tây Nguyên có 1.969 nhà yến. Hiện tại, số lượng nhà yến đang không ngừng tăng lên, để phục vụ công tác quản lý và xuất khẩu việc đăng ký mã số cơ sở nuôi chim yến là điều cần thiết.

Mã số cơ sở nuôi chim yến là gì?

Mã số cơ sở nuôi chim yến hay mã định danh nhà yến là mã số được cơ quan quản lý cấp nhằm mục đích theo dõi, truy xuất nguồn gốc từ gây nuôi, khai thác, sơ chế, chế biến. Nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát về chất lượng sản phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm phục vụ quản lý và xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc.

Mỗi một nhà yến sẽ có một mã định danh, mã số này không được cho thuê, mượn, thay thế hoặc tự ý sửa đổi. Và để duy trì mã số nhà nuôi chim yến, chủ cơ sở nuôi yến cần tuân thủ các yêu cầu đặt ra của cơ quan nhà nước về khu vực, vị trí, diện tích, quy mô, số lượng bầy đàn…

Mã số cơ sở nuôi chim yến có vai trò quan trọng trong quản lý và xuất khẩu
Mã số cơ sở nuôi chim yến có vai trò quan trọng trong quản lý và xuất khẩu

Tại sao cần đăng ký nhà nuôi yến

Nghề nuôi chim yến mang lại giá trị kinh tế cao nên phát triển khá mạnh ở một số tỉnh thành. Tuy nhiên, việc nuôi yến chủ yếu là tự phát, thiếu quy hoạch, cơ sở nuôi chim yến nằm xen lẫn trong khu dân cư chiếm hơn 90%, gây ô nhiễm tiếng ồn và môi trường. Vì vậy, để có thể quy hoạch và cập nhật tình hình chăn nuôi chim yến trong phạm vi toàn quốc nhanh và chính xác đồng thời truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu, việc đăng ký mã số nhà nuôi yến là điều cần thiết.

Bên cạnh đó, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, được ký ngày 09 tháng 11 năm 2022, đã nêu rõ các nhà nuôi yến xuất khẩu phải được đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và được GACC đưa vào hồ sơ. Theo đó, sản phẩm tổ yến xuất khẩu phải có nguồn gốc từ nhà yến đã được cấp mã số để có thể theo dõi, truy xuất nguồn gốc từ gây nuôi, khai thác, chế biến, đóng gói, ghi nhãn… Đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn xuất khẩu yến sào sang Trung Quốc chuyên nghiệp, trọn gói, hiệu quả!

Hướng dẫn đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến

Đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến là điều cần thiết để làm cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và xuất khẩu. Tuy nhiên, cách thức đăng ký vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ, dưới đây sẽ là thông tin cụ thể.

Cơ quan có thẩm quyền phụ trách đăng ký cấp mã số quản lý

Việc cấp mã định danh cho nhà yến là do Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh thực hiện, cơ quan quản lý tại địa phương có trách nhiệm tổng hợp và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia do Cục Chăn nuôi quản lý. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm Tổ chức triển khai kê khai hoạt động chăn nuôi và các nội dung liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên phạm vi cả nước.

Việc cấp mã định danh phải do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện
Việc cấp mã định danh phải do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện

Quy định các bước đăng ký mã số cơ sở nuôi chim yến

Quy trình đăng ký cấp mã số cơ sở nuôi chim yến được thực hiện trên hệ thống https://csdlchannuoi.mard.gov.vn/ của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Những thông tin khi chủ cơ sở nuôi chim yến khai báo sẽ được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia, phục vụ công tác quản lý Nhà nước. Dưới đây là những bước cụ thể:
Bước 1. Tạo tài khoản, đăng ký thông tin
Chủ nhà nuôi chim yến đăng ký tài khoản và thông tin về cơ sở nuôi yến/ cơ sở chế biến tổ yến. Sau đó, hệ thống sẽ tự động cấp mã số cho tài khoản đăng ký.
Bước 2. Phê Duyệt
Thông tin đăng ký về cơ sở nuôi yến sẽ được ban quản trị hệ thống bao gồm: Chính quyền địa phương (xã, huyện) xác nhận, Chi cục Chăn nuôi – Thú Y, Cục Chăn nuôi phê duyệt.
Bước 3. Cập nhật thông tin chi tiết về nhà yến
Sau khi tài khoản của chủ cơ sở nuôi chim yến được phê duyệt, chủ nhà yến cần cập nhật thông tin chi tiết về nhà yến như: diện tích, số lượng đàn, dự kiến sản lượng, thời gian hoạt động.
Bước 4: Lưu trữ dữ liệu lên hệ thống dữ liệu quốc gia
Dữ liệu về cơ sở nuôi chim yến được cập nhật lên hệ thống lưu trữ, phục vụ cho công tác quản lý, truy xuất thông tin. Trường hợp cơ sở nuôi chim yến đăng ký xuất khẩu, Chi cục chăn nuôi cấp tỉnh lập danh sách, kiểm tra thực tế, đính kèm kết quả kiểm tra thực tế lên hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi. Hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ tự động cấp mã số cơ sở nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu và gửi vào email của chủ cơ sở nuôi chim yến.

Tình hình và các biện pháp quản lý cơ sở nuôi chim yến

Ngành nuôi yến ngày càng phát triển mạnh mẽ, tính đến nay có hơn 24.000 nhà yến, cho sản lượng 120-150 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, công tác quản lý đăng ký và cấp mã số nhà nuôi chim yến vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Vậy thì cần có những giải pháp nào cho ngành nuôi chim yến để có thể hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ xuất khẩu tốt hơn.

Tình hình quản lý cơ sở nuôi chim yến

Tình trạng nuôi chim yến: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc phát triển các cơ sở nuôi chim yến chủ yếu theo hình thức tự phát, không theo quy định của pháp luật về chăn nuôi. Phần lớn các hộ đều cơi nới từ nhà ở, gần khu dân cư, nên khó quản lý nắm bắt sản lượng thực tế.

Tình trạng đăng ký mã số nhà yến: Hiện tại, cơ quan quản lý đang đẩy mạnh quá trình kiểm tra, rà soát đảm bảo các cơ sở nuôi chim yến được đăng ký cấp mã số đầy đủ.

Tình trạng săn bắt chim yến: Vẫn còn tình trạng săn bắt chim yến ở nhiều địa phương làm suy giảm nguồn chim yến tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi kinh tế của người dân.

Tình trạng yến giả trên thị trường: Tình làm giả yến sào trên thị trường vẫn còn xảy ra. Một số nơi làm yến tinh chế đường để tăng trọng lượng và tinh chế dầu để giảm chi phí nhân công. Ngoài ra, còn có yến trắng nhuộm thành yến huyết, yến độn thêm tinh bột hay đường hoá học vào yến tinh chế, yến làm bằng tinh bột, phun sương để tăng trọng lượng.

Tình trạng làm yến giả nếu như không có biện pháp xử lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là với những sản phẩm xuất khẩu không tuân thủ theo quy định sẽ bị đình chỉ nhập khẩu và thu hồi mã số nhà yến. Trường hợp này cũng đã xảy ra ở một số mặt hàng nông sản khác như sầu riêng, do công tác quản lý mã số chưa chặt dẫn đến tình trạng cho thuê, làm giả mã xuất khẩu, trà trộn những sản phẩm không rõ nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu.

Việc cấp mã định danh phải do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện
Việc cấp mã định danh phải do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện

Các biện pháp quản lý mã số nhà nuôi chim yến

Để nghề nuôi yến phát triển ổn định với những sản phẩm chất lượng cao, cần có những biện pháp quản lý nhà yến như thế nào. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý nhà nuôi chim yến

Hiện tại, Cục Chăn nuôi đã xây dựng dữ liệu quốc gia về số lượng nhà nuôi chim yến, sản lượng tổ yến để phục vụ công tác quản lý, xuất khẩu. Với cơ sở dữ liệu trực tuyến, chủ cơ sở chim yến không cần mất nhiều thời gian đi lại mà đăng ký trực tuyến ngay tại nhà. Mọi thông tin về Chủ nhà yến/ chủ cơ sở chế biến tổ yến, về vị trí, diện tích nhà yến thời gian hoạt động, sản lượng tổ yến (dự kiến) đều được cấp quản lý nắm rõ. Cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương thông qua cơ sở dữ liệu cũng cập nhật được tình hình chăn nuôi trong phạm vi toàn quốc nhanh và chính xác.

Cần đẩy mạnh công tác quản lý và cấp mã số nhà nuôi chim yến

UBND các tỉnh, thành phố cần quy hoạch vùng nuôi chim yến, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về chăn nuôi, phù hợp với tập tính hoạt động của chim yến.

Cơ quan quản lý cần đẩy mạnh rà soát và cấp mã số cho các nhà nuôi chim yến hiện có tại địa phương, bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành. Lập danh sách các cơ sở đáp ứng yêu cầu gửi Bộ NN&PTNT (do Cục Thú y phụ trách) để được hướng dẫn các tiêu chí phục vụ xuất khẩu.

Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ mã số cơ sở nhà yến đã được cấp
Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ mã số cơ sở nhà yến đã được cấp

Với tình trạng săn bắt chim yến cần có công tác quản lý và biện pháp xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.

Tình trạng yến giả trên thị trường cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để tràn lan làm ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm. Đặc biệt với những cơ sở nuôi chim yến đã được cấp mã cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, nếu có thay đổi cần báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng. Cần thường xuyên rà soát kiểm tra để tránh tình trạng cho thuê hoặc làm giả mã số nhà yến xuất khẩu.

Mã số nhà nuôi chim yến đóng vai trò quan trọng trong việc truy xuất nguồn gốc phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vậy nên việc hướng dẫn đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến cần được đẩy mạnh trong thời gian tới. Đồng thời, cơ quan chức năng cần có những biện pháp quản lý đăng ký phù hợp để khích lệ người dân nâng cao nhận thức để có nguồn sản phẩm chất lượng phục vụ xuất khẩu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *