Các loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc

5/5 - (3 bình chọn)

Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch để tối ưu chi phí. Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần siết chặt các quy định nhập khẩu của mình để quản lý doanh nghiệp nhập khẩu, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm được nhập khẩu vào Trung Quốc. Tùy vào từng loại thực phẩm, nông sản xuất khẩu mà phía Trung Quốc cũng như cơ quan có thẩm quyền quản lý của Việt Nam có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ, thủ tục. Tham khảo thông tin hữu ích về các loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc trong bài viết dưới đây!

Danh mục sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chức năng Việt Nam

Sản phẩm nông sản thuộc nhóm này cần đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc tại cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nông sản Cơ quan có thẩm quyền
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật

  • Ngũ cốc ăn được
  • Rau tươi và khô, đậu khô
  • Gia vị thực vật tự nhiên
  • Các loại hạt và hạt giống
  • Trái cây sấy
  • Cà phê và hạt ca cao chưa rang
  • Trái cây đông lạnh
Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT (Phòng An toàn thực phẩm và Môi trường)
Thực phẩm có nguồn gốc động vật

  • Thịt và các sản phẩm từ thịt
  • Vỏ ruột
  • Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến (Trừ đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng)
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
  • Trứng và sản phẩm từ trứng
Cục Thú Y Bộ NN&PTNT

(Phòng Hợp tác Quốc tế và truyền thông)

Thực phẩm có nguồn gốc thủy hải sản

(48 loài/128 loại được công bố của Hải quan Trung Quốc)

Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản – Bộ NN&PTNT

(Phòng Chất lượng thủy sản 1)

Sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

Nông sản Cơ quan có thẩm quyền

Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt (không bao gồm sữa công thức cho trẻ sơ sinh)

Thực phẩm chức năng

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế (Phòng Pháp chế – Thanh tra)

Sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương

Nông sản Cơ quan có thẩm quyền
Chất béo và dầu thực vật

Thực phẩm chế biến hỗn hợp từ bột mì (bánh có nhân)

Thực phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm công nghiệp xay xát ngũ cốc và mạch nha (Trừ các sản phẩm dạng bột, tinh bột và chế biến từ bột, tinh bột.)

Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương

Một số loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc không nằm trong danh mục 18 mặt hàng

Các loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc không nằm trong danh mục 18 mặt hàng quản lý của cơ quan chức năng trực tiếp đăng ký hoặc ủy quyền cho đại lý thực hiện đăng ký theo quy định của GACC.

Một số loại nông sản phổ biến thuộc nhóm này như:

  • Trà
  • Hạt và các sản phẩm từ hạt
  • Sản phẩm thực phẩm và sản phẩm khác
  • Đồ uống và đồ uống đông lạnh
  • Kẹo, socola
  • Gia vị
  • Hạt cà phê, hạt cacao rang
Tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sau lệnh 248, 249 Trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt quản lý an toàn thực phẩm lên hàng hóa nhập khẩu bằng cách…

Xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc

các loại nông sản xuất khẩu sang trung quốc

Ngày 31/10/2022, ngay sau khi kết thúc hội đàm trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng chứng kiến lễ ký kết Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Vậy là sau măng cụt, thanh long, sầu riêng, chuối tươi là mặt hàng thứ 4 được ký hiệp định thư xuất khẩu sang Trung Quốc. 6 loại trái cây còn lại gồm xoài, vải, nhãn, dưa hấu, mít và chôm chôm tiếp tục được Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc đàm phán trao đổi kỹ thuật, tiến hành xây dựng các Nghị định thư, đẩy nhanh quá trình ký kết.

Không giống với các yêu cầu của sản phẩm đăng ký xuất khẩu theo lệnh 248, 249, nông sản tươi cần tuân thủ các yêu cầu khác như: mã số vùng trồng, không nhiễm các đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm (tùy loại sản phẩm, có danh sách kèm theo), mã số cơ sở đóng gói…

Tính đến 11/2022 có 11 loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc, bổ sung thêm chuối tươi (10/2022), chanh leo (từ 1/7/2022 Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Tây như Bằng Tường, Đông Hưng… ) và sầu riêng (từ 11/7/2022), bên cạnh 9 loại trái cây tươi Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc trước đó: thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, mít, chôm chôm, măng cụt và chuối (mới ký Nghị định thư).

Ngoài ra, từ tháng 10 năm 2021, GACC đã có văn bản đồng ý với các biện pháp do Cục Bảo vệ Thực vật đề xuất nhằm nối lại xuất khẩu ớt tươi và tiến hành kiểm tra trực tuyến với các cơ sở đóng gói của Việt Nam. Cho đến nay – tháng 6 năm 2022, Việt Nam có 5 đơn vị được xuất khẩu ớt tươi sang thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính với nông sản Việt Nam. Các quy định mới được ban hành nhằm siết chặt vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với nông sản nói chung và trái cây nói riêng cùng với chính sách “Zero Covid” thực sự gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Sự thay đổi này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc phải thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, chuyển sang xuất khẩu chính ngạch càng sớm càng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *