Tổng quan xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

5/5 - (2 bình chọn)

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của Việt Nam, trong đó nông sản là một trong những ngành hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường tỷ dân này. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc không còn là điều dễ dàng khi nước bạn ngày càng có những quy định khắt khe hơn cho từng loại hàng khác nhau. Để tăng hiệu quả xuất khẩu và giá trị nông sản Việt doanh nghiệp cần làm gì trong bối cảnh hiện nay.

Xuất khẩu nông sản Trung Quốc: Cơ hội và thách thức với nông sản Việt

Trung Quốc khách hàng tiềm năng với nhiều cơ hội khai thác

Trung Quốc là 1 trong 3 thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam tập trung ở các ngành hàng như: rau quả, thủy sản, gạo, hạt điều… Từ sau dịch Covid, Trung Quốc mở cửa trở lại, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này dần có những tín hiệu tốt.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan cho thấy giá trị xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2023. Trong đó, mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất phải kể đến là xoài, sầu riêng, thanh long, chuối, gạo đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt tới hơn 2,1 tỷ USD trong các tháng đầu năm.

Trong tháng 4/2023 vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt, cấp mã số cho 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch tạo đà cho các mặt hàng nông sản Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ.

Có thể thấy nhu cầu nhập khẩu của nước này tăng cao là từ sau khi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa dịch bệnh Covid-19 nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong nước tăng lên. Trung Quốc cũng triển khai nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, kéo theo nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của năm 2022 cho thấy tổng lượng nhập khẩu nông lâm thủy sản của Trung Quốc trên 260 tỷ USD, nhưng Việt Nam mới chỉ đóng góp hơn 14 tỷ USD, chiếm tỷ trọng chưa đến 5%. Với con số này, các chuyên gia nông nghiệp nhận định Trung Quốc là một thị trường triển vọng để Việt Nam khai thác ngày càng đa dạng các mặt hàng hơn nữa.

Trung Quốc thị trường rộng mở nhưng có nhiều quy định khắt khe

xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc 2

Trung Quốc là quốc gia đông dân, sức tiêu thụ lớn, sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng nên cần nhập khẩu lượng lớn nông sản. Tuy nhiên, với một đất nước phát triển, đời sống người dân tăng cao, yêu cầu đối với thực phẩm cũng ngày càng có nhiều khắt khe hơn. Nhất là với thực phẩm liên quan đến sức khỏe cần có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong giai đoạn hiện nay Trung Quốc đặt mục tiêu nâng cao chất lượng ở hầu hết các lĩnh vực. Ðiều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt ra các yêu cầu cao hơn với tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu trong tương lai.

Như vậy, Trung Quốc không chỉ là thị trường rộng mở cho nông sản Việt Nam mà còn là thách thức với nhiều doanh nghiệp. Để có thể đi sâu vào thị trường này, khẳng định vị thế và uy tín của nông sản Việt tại thị trường Trung Quốc doanh nghiệp cần làm gì?

Cần làm gì để tăng hiệu quả xuất khẩu sang Trung Quốc?

Nâng cao chất lượng nông sản

Nhìn vào kết quả xuất khẩu các tháng đầu năm 2023, nông sản Việt Nam không chỉ có những bước phát triển ấn tượng mà còn giữ được đà tăng trưởng tốt. Như vậy để duy trì và thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng nông sản. Hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, bền vững, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Theo đó, các vùng sản xuất nông sản cần được quy hoạch chuyên canh, áp dụng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, bao gồm giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng cơ học, hóa học hoặc sinh học và các biện pháp phòng chống sinh vật gây hại khác. Doanh nghiệp phải áp dụng quy trình quản lý để tổ chức các hoạt động giám sát vùng trồng với đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm.

Các cơ sở đóng gói cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo có thể truy xuất ngược đến vùng trồng đã được cấp mã số, bao gồm thông tin ngày sản xuất, đóng gói, tên hoặc mã số vùng trồng, ngày xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu, nước nhập khẩu và các thông tin khác.

Nắm vững hệ thống quy định, xây dựng uy tín cho nông sản Việt

xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc 1

Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, đảm bảo có thể truy xuất được nguồn gốc nông sản. Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc. Chú trọng xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu nông sản Việt nhằm khẳng định uy tín chất lượng trên thị trường Quốc tế.

Doanh nghiệp cần có chiến lược về vấn đề logistics, mở rộng thêm cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa qua biên giới, tránh tập trung vào một vài cửa khẩu biên giới nhất định. Để không bị ùn tắc hàng hóa ở cửa khẩu doanh nghiệp cần xây dựng được các kho bảo quản nông sản ở các địa phương biên giới. Điều này, giúp cho nông sản được tươi lâu hơn, chất lượng tốt hơn khi đến thời hạn giao hàng.

Về phía Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng thường xuyên thông tin các quy định xuất nhập khẩu sang Trung Quốc để các Doanh Nghiệp trong nước nhận biết. Đồng thời tích cực đàm phán với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để hoàn tất các quy định thủ tục Ký Nghị định thư để thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Dịch vụ tư vấn xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Các sản phẩm nông sản có thể xuất khẩu sang Trung Quốc

Nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc phải là các loại được Trung Quốc và Việt Nam cho phép giao thương. Danh sách các sản phẩm nông sản có thể xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm:

  • Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, gia vị, các loại hạt, trái cây (tươi, sấy, đông lạnh), rau, cà phê, ca cao…
  • Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, tổ yến, trứng, mật ong…
  • Các loại thực phẩm có nguồn gốc thủy sản: tôm, cua, cá hồi, mực, cá minh thái, cá tuyết, cá tra…
  • Các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu được nhập khẩu vào Trung Quốc: nước đóng lon, bánh, cà phê hòa tan…
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt

Dịch vụ của SUTECH

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc còn gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện các quy định mới theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Với mong muốn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, SUTECH cung cấp đa dạng các dịch vụ như:

  • Tư vấn tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế: HACCP, ISO 22000, BRC… đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc.
  • Tư vấn đăng ký xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc phù hợp với yêu cầu, quy định của từng loại sản phẩm: khảo sát, tư vấn vùng trồng, cơ sở sản xuất, đóng gói, ghi chép hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, nộp hồ sơ…
  • Các dịch vụ khác liên quan: Đăng ký kiểm dịch thực vật, hướng dẫn ghi nhãn…

ĐĂNG KÝ MÃ GACC

đăng ký gacc

Tư vấn xây dựng hồ sơ, quy trình thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249 của Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc. Tư vấn các tiêu chuẩn liên quan như: HACCP, ISO 22000… Hỗ trợ nộp hồ sơ, theo sát tiến độ tiếp nhận, xử lý và phản hồi của cơ quan chức năng. Sửa, khắc phục lỗi đăng ký tài khoản.

XUẤT KHẨU THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc theo Nghị định thư

Tư vấn đăng ký mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, các yêu cầu kiểm dịch, kiểm soát dịch hại, thiết lập hệ thống quản lý, ghi chép hồ sơ… Hỗ trợ xây dựng hồ sơ, giấy tờ cần thiết để phục vụ cho việc đánh giá của GACC. Tư vấn các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt và xây dựng hệ thống an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

ĐĂNG KÝ MÃ IRE

Đăng ký xuất khẩu cho doanh nghiệp thương mại

Tư vấn đăng ký số quản lý hồ sơ (Record No) hay còn được gọi là mã IRE cho các công ty thương mại, đại lý xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc.

Tại sao chọn SUTECH?

  • SUTECH là đơn vị có kinh nghiệm hàng đầu trong đăng ký mã xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc.
  • Chúng tôi nắm vững thông tin về các quy định và tiêu chuẩn thực phẩm của Trung Quốc
  • Chuyên gia tư vấn của SUTECH có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đăng ký mã số thực tế, từ việc xây dựng hồ sơ đến đồng hành cùng doanh nghiệp trong các đợt đánh giá chính thức.
  • Dịch vụ tư vấn trọn gói, chất lượng cao, hỗ trợ các nhà sản xuất thực phẩm Việt Nam đáp ứng các cuộc đánh giá chính thức, tránh các sai sót/lỗi đăng ký thường gặp và khắc phục các điểm chưa đạt yêu cầu.

Tình hình sản xuất nông sản Việt Nam hiện nay

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sau lệnh 248, 249
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sau lệnh 248, 249

Thực trạng các chủ thể sản xuất, tiêu thụ nông sản

Sản xuất nông sản là thế mạnh của Việt Nam, do đó có lợi thế về nguồn nguyên liệu xuất khẩu. Các vùng sản xuất nông sản được quy hoạch và ngày càng mở rộng diện tích canh tác. Nhiều hợp tác xã được thành lập góp phần tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cung cấp sản lượng lớn cho thị trường xuất khẩu. Nhiều vùng trồng ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đã thúc đẩy sự gia tăng năng suất sản xuất và hiệu quả lao động.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vùng nguyên liệu với quy mô nhỏ. Diện tích sản xuất phân tán, khó áp dụng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Do đó, việc đáp ứng các quy định mới sẽ không dễ dàng, cần có thời gian dài để tập huấn cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Chất lượng nông sản xuất khẩu

Chất lượng nông sản Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thường là sản phẩm thô, chưa có sản phẩm mũi nhọn giá trị cao. Các vùng trồng vẫn còn nhỏ lẻ tự phát nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác. Các khâu chế biến, bảo quản của doanh nghiệp thu mua nông sản còn chưa đảm bảo. Do đó, nông sản Việt Nam thường có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng chưa đánh giá cao.

Nhất là đối với Trung Quốc khi đời sống người dân tăng cao nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chất lượng là rất lớn. Do vậy, sản phẩm của Việt Nam từ chất lượng nguyên liệu đến thành phẩm cần đảm bảo uy tín mới có sức cạnh tranh cao.

Năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam

Theo đánh giá của chuyên gia, nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, tiêu chuẩn chất lượng chưa cao, chậm bắt kịp với các xu thế tiêu dùng mới. Do các doanh nghiệp ít có thương hiệu riêng, chưa được đầu tư trang thiết bị hiện đại nên nông sản chưa có mẫu mã riêng, chưa có những sản phẩm tinh lọc theo yêu cầu thị trường. Hầu hết nông sản đều xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng thô hoặc qua sơ chế cơ bản.

Doanh nghiệp chưa đầu tư cao vào khâu chế biến, bảo quản nên làm giảm khả năng gia tăng giá trị hàng hóa. Trường hợp ùn tắc khi xuất khẩu ở biên giới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản xuất khẩu.

Bên cạnh đó, nông sản Việt Nam cũng vấp phải sự cạnh tranh của nhiều nước như Thái Lan, Lào. Đặc biệt là Thái Lan thực hiện đẩy mạnh hoạt động quảng bá nông sản tại Trung Quốc. Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đầu mối mua hàng lớn bên Trung. Áp dụng bán hàng qua kênh thương mại điện tử… nên tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế

Tình hình xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng trong đầu năm 2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 21,4%, tăng 7,7% so với năm ngoái. Trong đó ngành hàng rau quả, ghi nhận kim ngạch xuất khẩu bứt phá sang thị trường Trung Quốc với 1,76 tỷ USD, tăng 121,9% so cùng kỳ năm 2022.

Các mặt hàng nông sản có sản lượng xuất khẩu lớn nhất

Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan trong các tháng đầu năm 2023 có 4 mặt hàng tăng mạnh về giá trị phải kể đến: rau quả tăng 80,2%, gạo tăng 79,2%, nhân điều tăng trên 50,9%, chè tăng 58,7%.

Nâng tầm nông sản Việt nâng cao sức cạnh tranh

Nông sản Việt đang không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường Trung Quốc. Nhiều vùng trồng được xây dựng theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của phía Trung Quốc.

Thị trường tiêu dùng Trung Quốc ngày càng tăng cao

Nhu cầu tiêu thụ nông sản của Trung Quốc ngày càng tăng cao, đặc biệt là sau dịch Covid hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng kể. Trong đó, các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều đạt được con số ấn tượng.

Dự báo thị trường nông sản các tháng cuối năm

Dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong 6 tháng cuối năm 2023. Xuất khẩu các mặt hàng rau quả sẽ có sự gia tăng tích cực nếu doanh nghiệp đẩy mạnh việc cải tiến chất lượng nông sản như: cải thiện mẫu mã sản phẩm, bao bì hấp dẫn và khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho nông sản Việt nhưng để tăng sức cạnh tranh và rộng cửa vào thị trường này doanh nghiệp cần có bước thay đổi về chất lượng. Phải đồng bộ ngay từ khâu sản xuất cho đến quá trình đóng gói, thường xuyên kiểm soát chất lượng để đảm bảo uy tín thương hiệu. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ đối tác, quảng bá thương hiệu nhằm bảo đảm thị phần lâu dài của mình.


Thông tin liên hệ

Nếu bạn muốn biết thêm về quy định mới hay cần tư vấn từ chuyên gia của SUTECH, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Địa chỉ

Tầng 4, Tòa nhà Lê Xuân Building, Lô B5/D7 KĐT mới Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline

Mail

support@sutech.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *