Bộ tiêu chuẩn WRAP là gì? Lợi ích của việc áp dụng WRAP

5/5 - (1 bình chọn)

WRAP là một trong những tiêu chuẩn sản xuất quan trọng cần đáp ứng đối với các tổ chức sản xuất gia công hàng dệt may nếu muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Vậy bộ tiêu chuẩn WRAP là gì? Doanh nghiệp đạt chứng chỉ WRAP sẽ thu được những lợi ích gì? Cùng SUTECH theo dõi bài viết này để có câu trả lời ngay.

Bộ tiêu chuẩn WRAP là gì?

Tiêu chuẩn WRAP là tên viết tắt của Worldwide Responsible Accredited Production – Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu, là bộ tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội đối với các tổ chức sản xuất gia công hàng dệt may.

Việc áp dụng WRAP trong hệ thống sản xuất giúp nhà máy thuộc lĩnh vực sản xuất, gia công hàng dệt may đảm bảo rằng họ hoạt động phù hợp với luật pháp cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về đạo đức tại nơi làm việc.

Có mấy cấp độ chứng nhận WRAP?

cấp độ chứng nhận WRAP
Cấp độ chứng nhận WRAP

WRAP bao gồm 3 cấp độ chứng nhận với 3 giá trị khác nhau phù hợp với mức độ áp dụng tiêu chuẩn của doanh nghiệp:

  1. Chứng nhận Bạch Kim – Platinum (hiệu lực trong 2 năm)

Được trao cho các doanh nghiệp đã tuân thủ đầy đủ 12 nguyên tắc của WRAP trong 3 lần đánh giá chứng nhận liên tiếp mà không cần có hành động cải tiến, khắc phục.

  1. Chứng nhận Vàng (hiệu lực trong 1 năm)

Là chứng nhận WRAP tiêu chuẩn, dành cho những doanh nghiệp đáp ứng đủ 12 nguyên tắc của WRAP

  1. Chứng nhận Bạc (hiệu lực trong 6 tháng)

Là chứng nhận dành cho doanh nghiệp đã tuân thủ hầu hết 12 nguyên tắc, chỉ còn một số chính sách hoặc thủ tục cần khắc phục hoặc nên cải thiện.

Các nguyên tắc của WRAP

Để áp dụng WRAP, doanh nghiệp buộc phải tuân thủ 12 nguyên tắc sau:

  1. Tuân thủ Luật pháp và các quy định có liên quan đến nơi làm việc
  2. Nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức
  3. Nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em
  4. Nghiêm cấm ngược đãi và quấy rối và lạm dụng lao động
  5. Lương và Phúc Lợi
  6. Giờ làm việc
  7. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử
  8. An toàn lao động
  9. Tự do nghiệp đoàn và thỏa ước lao động tập thể
  10. Môi trường
  11. Tuân thủ luật hải quan
  12. An ninh

Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt chứng chỉ WRAP

Doanh nghiệp đạt được chứng nhận WRAP sẽ mang lại nhiều giá trị, không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả người lao động:

Đối với doanh nghiệp

  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tạo dựng được niềm tin của khách hàng
  • Khẳng định sự cam kết của doanh nghiệp đối với nhân viên, tăng khả năng gắn bó, làm việc lâu dài
  • Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tuân thủ đúng pháp luật
  • Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, thương hiệu trong mắt người lao động
  • Tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, các đối tác trong và ngoài nước
  • Tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ trên thị trường
  • Cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp từ đó tăng doanh thu
  • Hạn chế các trường hợp kiện tụng gây thiệt hại về danh tiếng và tiền bạc có thể xảy ra nếu vi phạm pháp luật

Đối với người lao động

  • Việc doanh nghiệp sở hữu chứng nhận WRAP sẽ đảm bảo người lao động làm việc trong doanh nghiệp dệt may được đối xử công bằng và nhân đạo, được bảo vệ và có chế độ đãi ngộ tốt
  • Giảm các nguy cơ về sức khỏe, được làm việc trong môi trường an toàn, lành mạnh, loại bỏ các nguy cơ gây hại

Quy trình chứng nhận WRAP

Quy trình chứng nhận WRAP
Quy trình chứng nhận WRAP

Quy trình cấp chứng nhận WRAP cũng không quá phức tạp, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện từng bước:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận WRAP (Doanh nghiệp nộp thông tin cơ bản cho WRAP và trả phí đăng ký).

Bước 2: Doanh nghiệp tự đánh giá trước khi tiến hành đánh giá chính thức

Bước 3: Các tổ chức đánh giá WRAP dựa trên 12 nguyên tắc của WRAP

Bước 4: Thẩm định – WRAP sẽ xem xét báo cáo đánh giá và quyết định việc có xác nhận hay không. Nếu không cấp chứng nhận, doanh nghiệp sẽ được thông báo về các sửa chữa cần thực hiện và tổ chức giám sát sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung.

Bước 5: Cấp chứng nhận WRAP (Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp sẽ trải qua 1 cuộc đánh giá ngẫu nhiên, không báo trước, trong thời gian chứng nhận của họ).

Chính sách của WRAP

Chính sách không khoan nhượng của WRAP

Doanh nghiệp sẽ bị hủy chứng nhận (nếu có) hoặc bị cấm tham gia WRAP, cũng không được chứng nhận trong tương lai, nếu vi phạm một trong số bất kỳ chính sách không khoan nhượng dưới đây:

– Vi phạm nhân quyền: Bao gồm lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, đối xử vô nhân đạo với người lao động

– Đe dọa gây tổn hại về thể chất đối với nhóm đánh giá

– Trình bày sai chứng chỉ hoặc báo cáo đánh giá (tức là chứng chỉ hoặc báo cáo giả mạo)

– Trình bày sai các quy trình sản xuất (giấu các đánh giá viên về toàn bộ / một phần các khu vực sản xuất hoặc toàn bộ quá trình)

Chính sách hủy chứng nhận của WRAP

Doanh nghiệp có thể bị hủy chứng nhận WRAP trong các trường hợp dưới đây:

– Vi phạm liên quan đến các vấn đề trong chính sách không khoan nhượng

– Không cho phép đánh giá viên thực hiện đánh giá sau chứng nhận 

– Từ chối thực hiện quy trình khắc phục để sửa các lỗi không tuân thủ được tìm thấy trong PCA

– Không sửa các lỗi không tuân thủ được tìm thấy trong PCA một cách kịp thời

Nhận tư vấn chứng chỉ WRAP ở đâu?

Trên đây là tất cả những thông tin về bộ tiêu chuẩn WRAP mà các doanh nghiệp cần nắm rõ để áp dụng triển khai cũng như được cấp chứng nhận sớm nhất. Việc tìm hiểu, nhận thức về tiêu chuẩn WRAP, vai trò, lợi ích mà nó mang lại đối với các doanh nghiệp vẫn còn khá mơ hồ. Nhiều đơn vị vẫn không biết nhận tư vấn về chứng chỉ này ở đâu thì tốt nhất, chi phí hợp lý nhất. Nếu quý doanh nghiệp đang có những băn khoăn này, hãy liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn WRAP trọn gói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *