So sánh HACCP và ISO 22000 giống – khác nhau như thế nào?
HACCP và ISO 22000 đều là những tiêu chuẩn được áp dụng trong các cơ sở, doanh nghiệp thực phẩm để đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn. Vậy HACCP và ISO 22000 có điểm giống – khác nhau như thế nào? Nên áp dụng tiêu chuẩn nào cho doanh nghiệp của mình? Cùng SUTECH tìm câu trả lời trong phần so sánh HACCP và ISO 22000 trong bài viết dưới đây!
Khái niệm HACCP và ISO 22000
HACCP: Là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points có nghĩa là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Dựa trên việc phân tích và kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất, chế biến, từ đó, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy đó.
ISO 22000: Tên đầy đủ tiếng anh là Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm), là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
So sánh giữa HACCP và ISO 22000
Điểm tương đồng
- Mục đích sử dụng: HACCP và ISO 22000 đều giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các mối nguy từ khâu nguyên liệu, chế biến, sản xuất đến tiêu thụ. Từ đó, đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng những thực phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm. Bao gồm từ các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt tới sản xuất, chế biến và các dịch vụ về thực phẩm.
- Miễn giảm thủ tục:
- Đơn vị có chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 có thể thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo NĐ 15/2018-CP).
- Đối với cơ sở sản xuất thức chăn nuôi đã được cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) thì tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất TACN giảm từ 24 tháng/lần còn 36 tháng/lần
- Nguyên tắc áp dụng: Về cơ bản, khi áp dụng 2 tiêu chuẩn này thì cần phải dựa trên 7 nguyên tắc về kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất thực phẩm được Ủy ban CODEX quy định. (7 nguyên tắc HACCP)
- Phương pháp thực hiện: Việc áp dụng ISO 22000 và HACCP bắt buộc phải có các điều kiện và các chương trình tiên quyết như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ, dọn dẹp và vệ sinh, sự bảo trì, đánh giá nhà cung cấp, kiểm soát hóa chất, quản lý chất thải, người diệt sâu bọ, lưu trữ và vận chuyển, thủ tục thu hồi sản phẩm, dán nhãn, thủ tục mua hàng… Mục đích là để hạn chế tối đa các mối nguy có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Thời gian hiệu lực: Chứng nhận của cả 2 hệ thống này đều có hạn trong vòng 3 năm.
Điểm khác biệt
So sánh HACCP và ISO 22000 khác biệt ở các tiêu chí:
Tiêu chí | HACCP | ISO 22000 |
Nội dung | Điều kiện tiên quyết, chương trình tiên quyết và HACCP | Điều kiện tiên quyết, chương trình tiên quyết, HACCP và các yêu cầu của hệ thống quản lý ( Nhận diện bối cảnh, cam kết lãnh đạo, quản lý rủi ro,….). |
Vai trò | HACCP là hệ thống an toàn thực phẩm | ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. |
Nguồn gốc | Được hình thành bởi công ty Pillsbury. | Được phát triển và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế nên có hiệu lực trên toàn thế giới. |
Mục đích hướng đến | Tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến mối nguy an toàn thực phẩm. | Phân tích và quản lý tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất thực phẩm an toàn của doanh nghiệp |
Cách tiếp cận | Tiếp cận dựa trên mối nguy về an toàn thực phẩm | Tiếp cận dựa trên quá trình và chu trình PDCA |
Phạm vi hoạt động | các tổ chức nằm trong chuỗi thực phẩm từ khâu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng (chủ yếu cho hoạt động sản xuất, cung cấp thực phẩm) và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. | các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm (bao gồm cả các ngành phụ trợ như dịch vụ vệ sinh, sản xuất thiết bị thực phẩm,….) |
Sự ưa chuộng trên Thế giới | Được các nước Châu Âu, Mỹ ưa chuộng hơn ISO 22000 | Được các nước trong khu vực Châu Á ưa chuộng hơn HACCP |
Tóm lại:
Hiểu theo cách cơ bản nhất, HACCP để giám sát các mối nguy tiềm ẩn về an toàn thực phẩm có thể được sử dụng một mình hoặc với các quy định khác. ISO 22000 là một hệ thống an toàn thực phẩm rộng hơn, hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc chất lượng.
HACCP là một công cụ quản lý rủi ro nhằm ngăn chặn các mối nguy về an toàn thực phẩm ngay từ đầu. ISO 22000 kết hợp các nguyên tắc và quy định HACCP. Tuy nhiên, nó được chuyển thành một khuôn khổ rộng hơn nhiều để có thể được sử dụng như một hệ thống quản lý cho phép cải tiến hiệu suất liên tục trong quá trình sản xuất và an toàn thực phẩm.
Nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP hay ISO 22000?
Sau khi so sánh giữa ISO 22000 và HACCP, các doanh nghiệp sẽ đặt câu hỏi nên lựa chọn tiêu chuẩn nào? Thực tế, cả hai tiêu chuẩn này đều giúp cho các cơ sở sản xuất đảm bảo đem tới cho người tiêu dùng những thực phẩm chất lượng, an toàn. Từ đó, góp phần hạn chế thực trạng thực phẩm bẩn, nhiễm độc thực phẩm đang ngày tăng cao hiện nay.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, ISO 22000 quản lý một cách toàn diện hơn so với HACCP. Vì vậy, khi lựa chọn tiêu chuẩn nào cho doanh nghiệp của mình, cần cân nhắc dựa trên 3 yếu tố sau:
- Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
- Quy mô của doanh nghiệp (ISO 22000 nhiều yêu cầu cần phải quản lý hơn HACCP)
- Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến
Hy vọng với những chia sẻ bên trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng so sánh giữa ISO 22000 và HACCP, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất. Nếu quý doanh nghiệp đang cần chứng nhận ISO 22000 hay chứng nhận HACCP có thể liên hệ với SUTECH để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Tư vấn HACCP | Tư vấn ISO 22000 |