Đăng ký mã GACC – mã số xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc theo lệnh 248
Tư vấn đăng ký mã GACC xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249
SUTECH tư vấn xây dựng hồ sơ, quy trình thủ tục đăng ký mã GACC doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, nông sản sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Bạn không có thời gian đọc bài viết? Hãy theo dõi Video để hiểu tổng quan về dịch vụ của chúng tôi!
Đăng ký mã xuất khẩu nông sản (Mã GACC)
Đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc là yêu cầu mới trong lệnh 248 của Trung Quốc có hiệu lực từ 1/1/2022. Theo đó, “toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu đi Trung Quốc đều phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc.”
Mã số này được cấp cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm (có mã HS/CIQ) của doanh nghiệp; doanh nghiệp dựa vào mã số do Hải quan Trung Quốc cấp để khai báo trong tờ khai Hải quan khi khai báo nhập khẩu thực phẩm vào Trung Quốc và in ấn bao bì, nhãn mác của sản phẩm.
Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có hiệu lực từ 1/1/2022 nhưng rất nhiều đơn vị vẫn đang loay hoay trong việc đáp ứng các yêu cầu và đăng ký mã số xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249. Vậy, làm thế nào để đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm, nông sản sang Trung Quốc thành công? Quy trình, thủ tục, hồ sơ cần thiết như thế nào? Hãy tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây!
Hoa quả đông lạnh
Gia vị thực vật tự nhiên
Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
Chất béo và dầu thực vật
Thịt và các sản phẩm từ thịt
Vỏ ruột
Trứng và sản phẩm từ trứng
Thực phẩm có nguồn gốc thủy hải sản
Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt
Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chế biến hỗn hợp từ bột mì (bánh có nhân)
Thực phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm công nghiệp xay xát ngũ cốc và mạch nha
Rau tươi và khô, đậu khô
Sản phẩm đăng ký trực tiếp
Đối tượng đăng ký mã xuất khẩu
Doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản (kho lạnh, kho thường) thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc.
Doanh nghiệp nằm trong danh mục 18 mặt hàng Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.
Doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm không thông qua cơ quan chức năng của Việt Nam
Chúng tôi là ai?
SUTECH tư vấn đăng ký mã GACC
Đăng ký mã số Online trên hệ thống CIFER
Đăng ký tài khoản trên hệ thống CIFER, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu lệnh 248, 249 của GACC, nộp hồ sơ trực tuyến, theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và hành động khắc phục (nếu cần)
Xây dựng bộ hồ sơ cứng cho sản phẩm thuộc quản lý của cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam. Hỗ trợ nộp hồ sơ và theo sát tiến độ tiếp nhận, xử lý và phản hồi của cơ quan chức năng.
Tư vấn các tiêu chuẩn liên quan theo yêu cầu của lệnh 248, 249: HACCP, ISO 22000 và các tiêu chuẩn thực phẩm khác. Tư vấn chuẩn bị giấy tờ, thủ tục liên quan như kiểm dịch, chính sách zero covid, yêu cầu đóng gói, dãn nhãn... để đảm bảo hoạt động thông quan được thuận lợi.
Xây dựng hồ sơ bổ sung cho các doanh nghiệp đăng ký nhanh năm 2021 theo yêu cầu của công hàm 353. Sửa, khắc phục lỗi đăng ký tài khoản. Lưu ý: 6/2023 là hạn mà Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp đăng ký nhanh bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp cần hoàn thành trước 3 - 6 tháng để đảm bảo xuất khẩu không bị gián đoạn.
Tại sao chọn SUTECH?
01
Kinh Nghiệm
SUTECH là một trong các đơn vị đầu tiên triển khai thành công dịch vụ tư vấn đăng ký mã xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249. Chúng tôi nắm rõ yêu cầu, quy trình, thủ tục cần thực hiện để được cấp mã.
02
Dịch vụ thế mạnh
Thế mạnh của SUTECH là các dịch vụ tư vấn tiêu chuẩn nông nghiệp, thực phẩm. Chúng tôi có đủ năng lực để tư vấn trọn gói các yêu cầu GACC và cơ quan quản lý Việt Nam đặt ra với nông sản, thực phẩm xuất khẩu Trung Quốc
03
Lĩnh vực đa dạng
Mỗi nhóm sản phẩm lại có những điểm khác biệt trong quá trình đăng ký mã thực tế. Và SUTECH – với vai trò tư vấn cho nhiều nhóm thực phẩm đã nắm bắt được những điểm khác biệt này, tư vấn hiệu quả cho doanh nghiệp.
04
Chi phí hợp lý
Chi phí dịch vụ được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát thực tế, quy trình thủ tục đã được SUTECH tối ưu hóa… Đảm bảo mức chi phí hợp lý cho dịch vụ trọn gói, được báo giá minh bạch trước khi triển khai tư vấn.
Khách hàng của chúng tôi
Hướng dẫn và quy định liên quan
Các Loại Nông Sản Xuất Khẩu Sang Trung Quốc
Đăng ký mã số IRE cho doanh nghiệp thương mại
Câu hỏi thường gặp
Mã số xuất khẩu thực phẩm sang, nông sản sang Trung Quốc có hiệu lực 5 năm. Trong thời gian này Trung Quốc có thể kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào, nếu không tuân thủ trong thời gian đó, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với khả năng bị cảnh báo, đình chỉ nhập khẩu, thậm chí bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký và bị cấm nhập khẩu.
Rất nhiều doanh nghiệp hiểu lầm mã HS/CIQ chính là mã số xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc. SUTECH khẳng định rằng 2 mã số này là khác nhau. Mã HS/CIQ có 13 số (3 số là mã CIQ), được sử dụng để phân loại tất cả sản phẩm mua bán giữa các quốc gia. Mã số xuất khẩu sang Trung Quốc của doanh nghiệp Việt Nam là mã số bắt đầu bằng CVNM (mã quốc gia) và 14 số, sử dụng để in bao bì, nhãn mác, phục vụ cho việc thông quan hàng hóa.
Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng thay đổi đại diện pháp luật hoặc địa chỉ sản xuất thì doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký lại từ đầu. Trong quá trình chờ đợi mã đăng ký mới, doanh nghiệp có thể sử dụng mã số đã cấp để khai báo thông quan.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký thêm sản phẩm mới vào nhóm sản phẩm đã được cấp mã trước đó thì doanh nghiệp vẫn phải chuẩn bị hồ sơ và đăng ký như bình thường.