Quota xuất khẩu gạo là gì? Hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Quota xuất khẩu gạo là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công sang thị trường Quốc tế. Vậy Quota xuất khẩu gạo là gì? Mục đích và nguyên tắc quản lý ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây.

Quota xuất khẩu gạo là gì?

Quota có nghĩa là “hạn ngạch” do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra. Đây là mức giới hạn tối đa số lượng mặt hàng hoặc giá trị mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể. (Căn cứ theo Theo quy định tại Điều 17 Luật quản lý ngoại thương).

Quota xuất khẩu gạo hay còn gọi là hạn ngạch xuất khẩu gạo là một hình thức quản lý giới hạn việc xuất khẩu lượng gạo cụ thể từ Việt Nam sang quốc gia khác. Hạn ngạch này thường áp dụng trong khoảng thời gian nhất định thông qua giấy phép, khi hết hiệu lực, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin Quota xuất khẩu để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp. Trường hợp, lượng gạo vượt quá hạn ngạch sẽ không được phép xuất khẩu hoặc bị xử phạt.

Quota xuất khẩu gạo sẽ áp dụng trong khoảng thời gian nhất định
Quota xuất khẩu gạo sẽ áp dụng trong khoảng thời gian nhất định

Mục tiêu của Quota xuất khẩu gạo

Quota áp dụng đối với một số mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc gia, trong đó có mặt hàng gạo với các mục đích sau:

Cân đối nguồn gạo xuất khẩu: Một trong những mục tiêu quan trọng của việc thiết lập hạn ngạch xuất khẩu là để cân đối nguồn gạo xuất khẩu tránh tình trạng thiếu hụt lương thực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện cân đối nhu cầu tiêu dùng lượng gạo trong nước và công bố nguồn gạo có thể xuất khẩu trong năm tiếp theo. Căn cứ vào đó, doanh nghiệp sẽ đăng ký xin Quota xuất khẩu và điều kiện là doanh nghiệp cần phải duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó.

Bình ổn giá gạo thị trường nội địa: Hạn chế lượng gạo xuất khẩu giúp kiểm soát giá cả trên thị trường nội địa. Trong trường hợp giá cả tăng cao doanh nghiệp xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ để ổn  định thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp giá gạo giảm mạnh, các cơ quan thẩm quyền sẽ có những điều chỉnh để góp phần hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.

Bảo vệ ngành nông nghiệp: Quota có thể giúp bảo vệ ngành nông nghiệp nội địa khỏi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm nước ngoài. Bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa.

Đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo hạn ngạch cần tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản gạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều chỉnh thương mại quốc tế: Quota giúp bảo vệ ngành sản xuất nội địa và duy trì cân bằng thương mại.

Nguyên tắc quản lý hạn ngạch xuất khẩu gạo

Quota xuất khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đăng ký và thực hiện theo nguyên tắc hoạch định. Cụ thể:

Khi chính phủ đề ra hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu, số lượng tờ khai đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu.

Tờ khai hải quan sẽ có một số lượng nhất định, vượt quá số lượng cho phép sẽ không có giá trị. Nếu tờ khai hải quan không còn giá trị hoặc số lượng hàng hóa xuất khẩu ít hơn số lượng đã khai thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu.

Về hình thức xuất khẩu, với mặt hàng gạo doanh nghiệp chỉ được xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đăng ký Quota theo quy định của nhà nước
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đăng ký Quota theo quy định của nhà nước

Một số hạn chế của Quota xuất khẩu gạo 

Nhiều chuyên gia đánh giá việc để Quota xuất khẩu gạo tồn tại nhiều mặt hạn chế như mất thời gian, cơ hội thu lợi nhuận. Đánh giá về mức độ an ninh lương thực, Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho biết, gạo Việt Nam không thể thiếu mà tồn kho rất nhiều. Bởi gạo là nguồn cung có thể được bổ sung sau 3 – 4 tháng, nên việc lo sợ quá mức về thiếu hụt nguồn cung đã dẫn tới việc đánh mất cơ hội cho cả người sản xuất lúa gạo lẫn các nhà xuất khẩu.

Quota xuất khẩu gạo còn có một số hạn chế về tính minh bạch và công bằng. Việc đưa ra hạn ngạch xuất khẩu gạo chỉ có lợi cho doanh nghiệp lớn. Trường hợp gạo không xuất đi được, doanh nghiệp không mua lúa cho người dân, dẫn đến giá gạo rẻ, các doanh nghiệp trúng thầu đưa gạo vào Tổng cục Dự trữ quốc gia có cơ hội mua vào giá rẻ. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của người nông dân, dẫn đến hệ quả là không đảm bảo tính công bằng, minh bạch.

Tình hình xuất khẩu gạo cũng sẽ bị hạn chế về số lượng bởi Quota của nước nhập khẩu. Điển hình là Trung Quốc kiểm soát nhập khẩu bằng hạn ngạch. Theo đó, Trung Quốc sẽ phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam và các nước. Với quy định này, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc muốn mua thêm gạo Việt khi hết cũng là điều không thể. Và tính đến hiện tại mới chỉ có 22 doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.

Thủ tục hồ sơ xuất khẩu gạo

Làm thủ tục xin Quota xuất khẩu gạo thôi chưa đủ doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo còn phải làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo. Quá trình thực hiện không khó nhưng cần hiểu và nắm rõ các quy định, cơ quan chuyên trách nếu không sẽ mất thời gian và chậm tiến độ xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thành công cần nắm rõ những những thủ tục sau:

Thủ tục làm hợp đồng xuất khẩu gạo

Dưới đây là một số giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn bị để hoàn thiện hợp đồng đăng ký:

  • Văn bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
  • Hợp đồng xuất khẩu gạo (Bản chính hoặc bản sao)
  • Báo cáo lượng thóc gạo có sẵn trong kho, địa chỉ, cụ thể của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (Bản sao)

Hồ sơ xuất khẩu gạo cần những gì?

Hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu gạo cần những giấy tờ gì? Nếu như doanh nghiệp nắm rõ các giấy tờ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế nhiều rắc rối. Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết:

  • Tờ khai hải quan: Doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quan và nộp hai bản chính tờ khai xuất khẩu dựa vào mẫu HQ/2015/XK Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39 – 2018 TT-BTC
  • Hóa đơn thương mại
  • Giấy phép về xuất khẩu hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền quy định về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu.
  • Giấy thông báo không cần kiểm tra hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chứng từ khác theo quy định của pháp luật: 1 bản chính
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện xuất khẩu hàng hóa: 1 bản chụp
  • Hợp đồng ủy thác: 1 bản chụp
Doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu
Doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu

Mã HS và biểu thuế của gạo

Doanh nghiệp cần xác định được mã SH của mặt hàng gạo, mỗi loại gạo sẽ có mã HS khác nhau. Dưới đây là chi tiết của từng loại:

  • Mã HS của Thóc là 1006.10
  • Mã HS của Gạo lứt là 1006.20
  • Mã HS của Gạo đã được xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã được đánh bóng hoặc chưa được đánh bóng là 1006.30.
  • Mã HS Gạo nếp là 1006.30.30

Đối với thuế khi xuất khẩu, cả 2 khoản thuế VAT và thuế xuất khẩu đều được miễn hoàn toàn.

SUTECH tư vấn đăng ký mã xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249 và các quy định liên quan của phía Việt Nam và Trung Quốc. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nắm bắt cơ hội tiến vào thị trường tỷ dân!

Qua các nội dung trên đây, doanh nghiệp đã biết được Quota xuất khẩu gạo là gì? Mục đích của việc thiết lập Quota xuất khẩu gạo và thủ tục xuất khẩu cần thiết. Nếu như doanh nghiệp còn băn khoăn, thắc mắc hãy để lại thông tin liên hệ để được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ chuyên gia của SUTECH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *