Kiểm kê khí thải công nghiệp
Kiểm kê khí thải công nghiệp là hành động góp phần xanh hóa ngành công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Cùng với xu hướng giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu, kiểm kê khí thải công nghiệp trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp, cơ sở.
Kiểm kê khí thải công nghiệp là gì?
Khí thải công nghiệp là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp.
Theo Khoản 27 Điều 3 Nghị định 38/2015 NĐ-CP, kiểm kê khí thải công nghiệp là việc xác định lưu lượng, tính chất và đặc điểm của các nguồn khí thải công nghiệp theo không gian và thời gian xác định.
Đối tượng thực hiện kiểm kê
Chủ dự án, chủ cơ sở thuộc các danh mục sau phải tiến hành kiểm kê:
- Sản xuất phôi thép: có sản lượng lớn hơn 200.000 tấn/năm
- Nhiệt điện: tất cả các nhà máy, cơ sở nhiệt điện phải tiến hành kiểm kê, trừ nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên.
- Xi măng: tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng phải tiến hành kiểm kê.
- Hóa chất và phân bón hóa học: sản lượng lớn hơn 10.000 tấn/năm
- Công nghiệp sản xuất dầu mỏ: sản lượng lớn hơn 10.000 tấn/năm
- Lò hơi công nghiệp: Sản lượng lớn hơn 20 tấn hơi/giờ
Nội dung kiểm kê khí thải công nghiệp
-
Xác định các nguồn phát thải khí công nghiệp
Tùy vào từng ngành công nghiệp mà các nguồn, các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường là khác nhau. Việc kiểm kê các nguồn khí thải có thể áp dụng với toàn bộ các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình sản xuất hoặc có thể chỉ giới hạn một số chất nhất định, phụ thuộc vào mục tiêu của việc kiểm kê.
-
Thu thập số liệu về hoạt động sản xuất, hệ số phát thải
Quá trình thu thập thông tin, số liệu cần được thực hiện một cách hiệu quả để có được những thông tin cần thiết phục vụ tính toán số lượng khí thải. Số liệu phục vụ cho quá trình kiểm kê có thể chia làm 3 loại:
-
- Số liệu đo đạc trực tiếp
- Số liệu thu thập qua tài liệu chuyên ngành
- Thông tin, số liệu về hoạt động sản xuất
-
Tính toán lượng phát thải khí thải công nghiệp
Sử dụng các phương pháp và công thức để tính toán lượng phát thải khí thải của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp nguồn phát thải có lưu lượng thay đổi theo các thời điểm nhất định trong một năm, có thể tính toán thải lượng cho từng khoảng thời gian có lưu lượng ổn định sau đó tính tổng thải lượng trong 1 năm.
-
Lập báo cáo kiểm kê
Báo cáo thể hiện đầy đủ và rõ ràng kết quả về số lượng phát thải chất ô nhiễm, đảm bảo các thông tin cơ bản về cơ sở sản xuất như: loại hình công nghiệp, công nghệ sản xuất, chất ô nhiễm được kiểm kê và phạm vi cũng như thời gian thực hiện kiểm kê.
Lợi ích của kiểm kê khí thải công nghiệp đối với doanh nghiệp
Tuân thủ pháp luật
Kiểm kê khí thải công nghiệp đã được quy định tại các văn bản pháp luật: Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Luật bảo vệ môi trường, việc thực hiện tốt công tác kiểm kê giúp doanh nghiệp tránh được các trường hợp vi phạm và rủi ro pháp lý.
Tiết kiệm chi phí
Việc kiểm kê và giảm thiểu khí thải có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua việc sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm thiểu nguyên liệu đầu vào.
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường ngày càng tăng. Doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và giảm thiểu khí thải sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Kết quả kiểm kê là minh chứng cho việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất
Kiểm kê khí thải giúp doanh nghiệp xác định được lượng khí thải của từng nguồn phát thải, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Quá trình kiểm kê giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên về tác động của khí thải công nghiệp đến môi trường và sức khỏe con người, từ đó thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất càng mạnh mẽ thì kiểm kê khí thải càng không thể thiếu. Đây là biện pháp giúp phát triển bền vững nền công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có các biện pháp, quy trình kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, đúng quy định để mang lại hiệu quả cao trong việc giảm phát thải công nghiệp.