Tiêu chuẩn SA8000 là gì? Yêu cầu của tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000

Đánh giá bài viết

Việc áp dụng SA8000 vào hệ thống quản lý giúp thúc đẩy việc đảm bảo quyền cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp. Vậy tiêu chuẩn SA8000 là gì? Yêu cầu của tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000 bao gồm những yêu cầu gì? SUTECH sẽ giải đáp ngay trong bài viết này. 

Tiêu chuẩn SA8000 là gì?

SA8000 là tiêu chuẩn so sánh và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phát triển bởi CEPAA (Council on Economic Priorities Accreditation Agency) hiện nay được gọi là SAI (Social Accountability International) và một số các tổ chức khác, được hình thành năm 1997. 

Tiêu chuẩn SA 8000 này dựa trên:

– Công ước Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền,

– Các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

– Những quy chuẩn nhân quyền quốc tế và luật lao động của nước sở tại.

Việc áp dụng SA8000 vào hệ thống quản lý giúp thúc đẩy việc đảm bảo quyền cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp.

Yêu cầu của tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000

  1. Lao động trẻ em

Lao động trẻ em
Lao động trẻ em

Theo tiêu chuẩn SA8000, nghiêm cấm doanh nghiệp tuyển dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi hoặc tuyển người lao động mà việc làm có thể ảnh hưởng tới việc học bắt buộc. 

Các công ty áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 cũng phải hỗ trợ tài chính cho việc giáo dục trẻ em có thể bị mất việc do yêu cầu của tiêu chuẩn này.

  1. Lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc

Không được sử dụng bất cứ hình thức ép buộc nào đối với người lao động. Cụ thể, doanh nghiệp không được sử dụng lao động không tự nguyện, lao động cưỡng bức, lao động ép buộc, lệ thuộc hoặc lao động bị buôn bán từ nạn buôn người. 

Không được giữ giấy tờ tùytuỳ thân gốc hoặc ép người lao động trả “chi phí tuyển dụng” để được làm việc. 

  1. Sức khỏe và An toàn

Doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Đào tạo huấn luyện sức khỏe và an toàn cho người lao động. Cung cấp trang thiết bị bảo hộ, thiết bị vệ sinh, nước uống, thực phẩm… cho người lao động.

Giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm trong môi trường làm việc, đảm bảo người lao động được yên tâm, thoải mái, an toàn trong khi làm việc.

  1. Tự do hội đoàn và Quyền thương lượng tập thể

Tự do hội đoàn và Quyền thương lượng tập thể
Tự do hội đoàn và Quyền thương lượng tập thể

Nhân viên có quyền thành lập, tham gia vào các hội nhóm, công đoàn mà không bị phân biệt đối xử, ngăn cản hay chèn ép, trù dập. Tôn trọng quyền thương lượng tập thể của nhân viên, được nêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân, giải quyết khiếu nại tại nơi làm việc một cách công khai, minh bạch, công bằng. 

  1. Phân biệt đối xử

Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 cũng cần tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, thành viên công đoàn hoặc đảng phái chính trị.

  1. Kỷ luật lao động

Nghiêm cấm hành vi quấy rối, lạm dụng tại nơi làm việc. Không dung túng cho các cử chỉ không đúng đắn, thiếu chừng mực, bắt nạt hoặc lời nói, giọng điệu, ngôn ngữ khiếm nhã, đe dọa hay xúc phạm.

Đặc biệt, nghiêm cấm hình phạt về thể xác, cưỡng bức tinh thần hoặc lạm dụng lời nói đối với người lao động.

  1. Giờ làm việc

Theo tiêu chuẩn SA 8000, người lao động 1 tuần làm việc không quá 48 tiếng, được phép nghỉ 1 ngày trong tuần. Giờ làm thêm không quá 12 tiếng/ tuần và phải được sự chấp thuận của người lao động, cũng như đảm bảo sức khỏe, quyền lợi cho người lao động.

  1. Tiền lương và phúc lợi

Tiền lương và phúc lợi
Tiền lương và phúc lợi

Doanh nghiệp trả mức lương tối thiểu theo luật pháp địa phương và quốc gia. Cung cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các phúc lợi xã hội khác theo luật định cho người lao động.

Tiền lương được trả phải đầy đủ, đúng hạn và đảm bảo đáp ứng đủ cho các nhu cầu cơ bản của người lao động.

  1. Hệ thống quản lý

Doanh nghiệp cần có thông báo, triển khai thực hiện nội dung trên toàn cơ sở. Xây dựng cơ chế đánh giá, kiểm soát, theo dõi quá trình thực hiện. Tiếp thu ý kiến, xử lý khiếu nại và có biện pháp khắc phục các vấn đề còn tồn đọng. 

Những lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn SA8000

Đối với doanh nghiệp

– Nâng cao lòng trung thành, khả năng gắn bỏ của người lao động đối với doanh nghiệp

– Giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

– Giúp doanh nghiệp có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động, thu hút được nhiều nhân viên giỏi

– Nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp

– Thu hút nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là những tập đoàn lớn, những khách hàng quốc tế có yêu cầu cao về trách nhiệm xã hội của nhà cung cấp

Đối với khách hàng

– Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng

– Giảm thiểu chi phí giám sát

– Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba (tổ chức chứng nhận SA 8000) là cơ sở để chứng tỏ uy tín của công ty.

Áp dụng SA8000 ngay hôm nay để xây dựng uy tín, đưa doanh nghiệp hội nhập với thị trường quốc tế

Tư vấn chứng nhận SA8000

Quy trình đánh giá SA8000

Quy trình đánh giá SA8000
Quy trình đánh giá SA8000

Bước 1: Doanh nghiệp lựa chọn & ký hợp đồng với tổ chức tư vấn SA 8000

Bước 2: Tổ chức tư vấn sẽ thực hiện các hoạt động đào tạo, hướng dẫn soạn thảo tài liệu, điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết, áp dụng theo yêu cầu của SA8000 trong thời gian từ 3 tháng – 1 năm tuỳ theo quy mô, hiện trạng cơ sở hạ tầng và sự quyết tâm của doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá nội bộ

Bước 4: Đồng hành cùng khách hàng trong quá trình đánh giá chứng nhận

Bước 5: Khắc phục lỗi (nếu có).

Bước 6: Khách hàng nhận báo cáo đánh giá và duy trì hệ thống SA 8000.

Lưu ý: Đánh giá SA 8000 có giá trị trong 03 năm. Doanh nghiệp có thể đánh giá lại SA 8000 vào cuối năm thứ ba.

Trên đây là những thông tin cần biết về tiêu chuẩn SA8000, những yêu cầu cũng như lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này. Nếu muốn được tư vấn chi tiết hơn để áp dụng và đánh giá SA8000 thành công, doanh nghiệp hãy liên hệ SUTECH ngay hôm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *