Đầu tư chế biến sâu và xây dựng thương hiệu: Chiến lược xuất khẩu dừa thành công sang Trung Quốc

5/5 - (1 bình chọn)

Chiến lược xuất khẩu dừa thành công sang Trung Quốc là vấn đề nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất quan tâm. Bởi sau khi nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi được ký kết, cơ hội xuất khẩu ngành dừa ngày càng mở rộng. Đầu tư chế biến sâu và xây dựng thương hiệu là chiến lược đẩy mạnh giá trị xuất khẩu mà các doanh nghiệp nên chú trọng.

Chiến lược xuất khẩu dừa
Chiến lược xuất khẩu dừa hiệu quả

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu dừa 

  • Vị thế dừa tươi của Việt Nam trên thị trường quốc tế: Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích dừa đứng đầu thế giới. Tổng diện tích trồng dừa lên đến 188.000 ha, đứng thứ 5 trên toàn thế giới về sản xuất dừa. Các tỉnh trồng dừa chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là 4 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang và Vĩnh Long. Theo số liệu thống kê, Bến Tre được xem là “thủ phủ” dừa của cả nước.
  • Dừa tươi được kí nghị định thư: dừa tươi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đã mở ra cơ hội lớn cho cho các địa phương trồng dừa.
  • Thị trường quốc tế mở rộng: dừa tươi Việt Nam được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, sản lượng và chất lượng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng giúp nhiều doanh nghiệp cạnh tranh được với dừa tươi Thái Lan tại nhiều quốc gia như: Anh, Mỹ EU…
  • Lợi thế về chất lượng và thời gian bảo quản: thường dừa tươi Việt Nam được chuyên gia đánh giá chất lượng cao, chất lượng có sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường quốc tế cao

Thách thức của doanh nghiệp đối với xuất khẩu dừa

Bên cạnh những thuận lợi, dừa tươi cũng đối diện với nhiều thách thức trong xuất khẩu. Đặc biệt trong bối cảnh dừa tươi được xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc, yêu cầu về xuất khẩu càng khắt khe hơn. Một số khó khăn của doanh nghiệp:

  • Nguồn nguyên liệu không ổn định: Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dừa tươi gặp khó khăn trong tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo sự tương đồng về chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
  • Đổi mới công nghệ: Các doanh nghiệp chế biến dừa gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, chế biến xuất khẩu các sản phẩm thô thì hiệu quả kinh doanh sẽ rất thấp hoặc không có hiệu quả.
  • Yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm: Các doanh nghiệp xuất khẩu còn gặp phải trở ngại khi thâm nhập vào thị trường thế giới do quy định của các nước nhập khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra rất nghiêm ngặt sẽ là rào cản lớn cho hoạt động xuất khẩu.
  • Năng lực cạnh tranh: năng lực cạnh tranh của dừa Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp do nhiều yếu tố từ sản xuất, chế biến sâu đến vấn đề thương hiệu.
Thách thức của doanh nghiệp đối với xuất khẩu dừa
Thách thức của doanh nghiệp đối với xuất khẩu dừa

Chiến lược xuất khẩu dừa thành công sang Trung Quốc

Trước những thuận lợi và khó khăn trên, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược để phát triển xuất khẩu dừa thành công.

Chiến lược đầu tư chế biến sâu

Đối với việc xuất khẩu dừa tươi, cần áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ và khắt khe từ giai đoạn gieo trồng đến lúc thu hoạch. Việc đảm bảo quy trình chặt chẽ sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Về trọng lượng dừa: dừa sau khi gọt vỏ phải có 800 gram trở lên; đối với dừa xanh tươi (chưa gọt vỏ) cân nặng từ 1kg trở lên.

Trong giai đoạn phát triển, dừa phải được trồng và đáp ứng phương pháp trồng sạch, theo dõi tiến trình phát triển chặt chẽ và kiểm soát liều lượng thuốc hỗ trợ dinh dưỡng hoặc thuốc ngăn ngừa sâu bệnh đúng liều lượng. Một số tiêu chuẩn sản xuất áp dụng để đánh giá: VietGAP, GlobalGAP…

Dừa khi thu hoạch phải nguyên cả quả, được bóc vỏ ngoài hoặc được bóc hết xơ. Vỏ quả hoặc sọ dừa không bị rạn, nứt, lành lặn không bị thối hoặc dập nát. Dừa không bị sinh vật gây hại ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm và chắc chắn không có mùi hoặc vị lạ. Đối với dừa nguyên quả, phải có bong con và cuống, đài hoa phải gắn chặt cuống hoa.

Chiến lược xuất khẩu dừa
Chiến lược xuất khẩu dừa

Chiến lược xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng để duy trì và mở rộng thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho hàng hóa của mình. Để tạo dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần kết hợp các yếu tố từ hình thức đến chất lượng. Đối với hình thức, doanh nghiệp chú trọng đến các từ ngữ đặc trưng, nhãn hiệu, tên thương mại, logo… Đối với chất lượng cần phát triển nguồn nguyên liệu theo hướng nâng cao chất lượng, khuyến khích phát triển các vườn dừa đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt: VietGAP, Global GAP… Tiến hành đầu tư chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm tinh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Hiện nay, dừa tươi đã được kí nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là cơ hội đối với ngành dừa nói riêng và xuất khẩu nông sản nói chung. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tập trung xây dựng chiến lược để phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm dừa. Mở rộng thị trường nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *