Xuất khẩu khỉ chính ngạch sang Trung Quốc

Đánh giá bài viết

Nghị định thư về xuất khẩu khỉ chính ngạch sang Trung Quốc đã được kí kết. Điều này mở ra cơ hội mới cho xuất khẩu Việt Nam nói chung và ngành khỉ nói riêng. Trước tình hình cơ hội ngày càng mở rộng, Việt Nam cần nắm bắt các quy định, tình hình để từ đó đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu của Trung Quốc.

Doanh nghiệp có thể đăng ký xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc

Ngày 6/6/2024, nghị định thư về kiểm dịch động vật đối với khỉ từ Việt Nam sang Trung Quốc được kí kết. Ngày 29/7/2024, Tổng cục Hải quan Trung quốc đã chính thức có văn bản thông báo với Cục thú ý đồng ý Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu khỉ. Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Cục Thú y Việt Nam thực hiện tốt việc cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời đáp ứng các điều kiện nêu trong Nghị định thư.

Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc và Việt Nam đã ký 21 thỏa thuận, nghị định thư. Điều này thể hiện sự hợp tác bền chặt và nỗ lực của hai bên. Hiện nay đã có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó gồm: 12 mặt hàng rau quả, tổ yến, bột cá và một số sản phẩm khác, sữa và thủy sản các loại…

Ký nghị định thư xuất khẩu khỉ chính ngạch
Ký nghị định thư xuất khẩu khỉ chính ngạch

Xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc cần tuân thủ các yêu cầu

  • Khỉ không có bệnh Ebola Hemorrhagic và bệnh Marburg, không có ca bệnh lâm sàng Cercopithecine Herpesvirus loại I (vi-rút B), Lao, Salmonella và bệnh lỵ trực khuẩn (Shigellosis) ở các khu vực và nơi xuất xứ của khỉ xuất khẩu trong 12 tháng.
  • Khỉ xuất khẩu sang Trung Quốc phải sinh ra hoặc nuôi nhốt ít nhất 2 năm ở Việt Nam. Khỉ đã qua kiểm dịch tại trang trại gốc sẽ được cách ly 30 ngày tại địa điểm kiểm dịch. Trong thời gian cách ly, khỉ sẽ được kiểm tra lâm sàng và xác định tình trạng.
  • Các thùng, xe cộ, tàu, máy bay và các phương tiện, thiết bị khác dùng vận chuyển khỉ cần được làm sạch. Sử dụng chất khử trùng được phía Việt Nam phê duyệt để khử trùng. Thức ăn và chất độn chuồng không được có nguồn gốc từ những vùng có dịch bệnh truyền nhiễm ở động vật. Đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu vệ sinh thú y.
  • Trong thời gian cách ly, vận chuyển, khỉ không được tiếp xúc với các động vật khác. Cũng không được sử dụng cùng loại phương tiện để vận chuyển nhiều loại động vật.
  • Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thể kiểm tra việc thực hiện các quy định kiểm dịch.

Triển khai nghị định thư về xuất khẩu khỉ chính ngạch sang Trung Quốc

Việc triển khai nghị định thư cần sự phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền cùng người dân thực hiện

Triển khai nghị định thư xuất khẩu khỉ
Triển khai nghị định thư xuất khẩu khỉ

Đối với các địa phương

  • Với công tác quản lý nuôi khỉ

    • Tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, thực hiện quy hoạch trang trại nuôi khỉ phù hợp với quy định pháp luật, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến đời sống cư dân tại vùng nuôi khỉ.
    • Rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở nuôi khỉ hiện có tại địa phương. Đảm bảo cơ sở chăn nuôi phù hợp với quy định hiện hành. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Lập danh sách các cơ sở đáp ứng yêu cầu gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) để hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức sản xuất phục vụ xuất khẩu.
  • Phòng, chống dịch bệnh trên khỉ

    • Các cơ sở nuôi khỉ tuân thủ đầy đủ các quy trình vệ sinh thú y và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đảm bảo không để phát sinh dịch bệnh trên đàn khỉ nuôi. Đặc biệt cần chú ý các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có ảnh hưởng đến thương mại theo khuyến cáo.
    • Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, nguồn lực triển khai giám sát để chứng minh trong vùng nuôi khỉ không có các loại dịch bệnh theo yêu cầu tại Nghị định thư. Một số bệnh được nêu trong Nghị định thư: bệnh Ebola Hemorrhagic, bệnh Marburg, không có ca bệnh lâm sàng Cercopithecine Herpesvirus loại I (vi-rút B), Lao, Salmonella và Bệnh lỵ trực khuẩn (Shigellosis).
    • Phòng, chống nhập lậu, vận chuyển trái phép, hợp thức hóa nguồn gốc khỉ từ nước ngoài vào Việt Nam. Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
    • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý nuôi khỉ. Áp dụng đồng thời với phòng, chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh trên khỉ. Quản lý thông tin, dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
phòng chống dịch bệnh trên khỉ
Phòng chống dịch bệnh trên khỉ

 Đối với doanh nghiệp nuôi và xuất khẩu khỉ

  • Có kế hoạch cụ thể, tổ chức sản xuất, phát triển bền vững, có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu tại Nghị định thư.
  • Chủ động rà soát, đầu tư nâng cấp các điều kiện của cơ sở nuôi, cơ sở cách ly, quản lý, vận chuyển,… bảo đảm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
  • Tổ chức triển khai giám sát dịch bệnh theo yêu cầu tại Nghị định thư.
  • Áp dụng các biện pháp quản lý, theo dõi hàng ngày, kiểm tra lâm sàng từng cá thể và lấy mẫu xét nghiệm để chứng minh khỉ khỏe mạnh.
  • Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu, tài liệu, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khỉ và dịch bệnh trên khỉ.
  • Có văn bản gửi Cục Thú y đề nghị hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc.
  • Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu theo yêu cầu của Trung Quốc và hướng dẫn của Cục Thú y.

Xuất khẩu khỉ mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng có những yêu cầu kiểm dịch khắt khe. Doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu khỉ tại Việt Nam cần nắm bắt rõ các quy định để có kế hoạch cụ thể. Từ đó xuất khẩu khỉ thành công sang thị trường tiềm năng này.

SUTECH là đơn vị tư vấn xuất khẩu uy tín và hiệu quả. Doanh nghiệp cần tư vấn xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc, có thể liên hệ SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *