Yêu cầu để đăng ký mã số vùng trồng chanh leo

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký mã số vùng trồng chanh leo cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản nào? là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm. Mã số vùng trồng là điều kiện cần để xuất khẩu thành công chanh leo. Sau đây, hãy cùng SUTECH tìm hiểu các yêu cầu khi xây dựng vùng trồng chanh leo.

Yêu cầu chung khi xây dựng vùng trồng chanh leo

Mã số vùng trồng chanh leo là mã số định danh nhằm kiểm soát quá trình sản xuất của doanh nghiệp, hợp tác xã. Mã số vùng trồng giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm đảm bảo sự an toàn sản phẩm. Đồng thời, mã số vùng trồng còn đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc.

Yêu cầu chung khi đăng ký mã số vùng trồng chanh leo
Yêu cầu chung khi đăng ký mã số vùng trồng chanh leo

Yêu cầu chung khi đăng ký mã số vùng trồng chanh leo:

  • Diện tích vùng trồng cần tối thiểu là 10ha
  • Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt: chứng nhận VietGAP, Global G.A.P
  • Thực hiện vệ sinh vườn trồng, loại bỏ các quả rụng và thối hỏng, vùng trồng cách xa nguồn ô nhiễm
  • Vùng trồng phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT và GACC
  • Vùng trồng có quy trình sản xuất chung và sử dụng quy trình thống nhất
  • Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM/PHM, đảm bảo kiểm soát tốt sinh vật gây hại ở mức phổ biến thấp
  • Đảm bảo việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón an toàn, hiệu quả, tiết kiệm theo quy định
  • Quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định
  • Người sản xuất được tập huấn ghi chép nhật ký canh tác và nhận biết các sinh vật gây hại cũng như các biện pháp phòng chống các đối tượng này
  • Được kiểm tra định kỳ bởi Cục BVTV về sinh vật gây hại và kết quả điều tra được lưu hàng văn bản
  • Vùng trồng được giám sát trong suốt cả năm
  • Đăng ký xuất khẩu phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc

Yêu cầu sử dụng thuốc BVTV và phân bón với vùng trồng chanh leo

Việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón là vấn đề quan trọng trong xây dựng vùng trồng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vùng trồng chanh leo cần sử dụng loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng. Đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo quy định của nước nhập khẩu. Vùng trồng thực hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng trong tiêu chuẩn VietGAP.

Để đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu, hợp tác xã, doanh nghiệp cần đảm bảo thời gian cách ly. Khuyến khích việc sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Vùng trồng cũng cần có biện pháp thu gom thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã qua sử dụng theo quy định.

Yêu cầu sử dụng phân bón
Yêu cầu sử dụng phân bón

Yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh vùng trồng

  • Đối với an toàn thực phẩm: cơ quan chuyên ngành về bảo vệ thực vật của địa phương chủ trì và phối hợp với vùng trồng xây dựng và thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm của địa phương
  • Về vệ sinh vùng trồng: cần được dọn sạch tàn dư, loại bỏ các quả rụng và thối. Vùng trồng cần cách xa vùng ô nhiễm

Yêu cầu về ghi chép hồ sơ

Vùng trồng phải được lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại. Hồ sơ bao gồm: quy trình sản xuất, nhật ký canh tác, biên bản kiểm tra, giám sát, hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại

Các hoạt động trồng, chăm sóc… trong một vụ cần được ghi chém đầy đủ các thông tin:

  • Giai đoạn phát triển của cây
  • Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình chăm sóc
  • Nhật ký sử dụng phân bón
  • Nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  • Ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và sản phẩm
  • Các hoạt động khác (nếu có)

Vùng trồng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin yêu cầu của nước nhập khẩu của nước nhập khẩu trong sổ nhật ký nêu trên. Hồ sơ có thể được lập chung cho cả vùng trồng hoặc riêng cho từng hộ sản xuất tham gia trong vùng trồng. Có thể xây dựng hồ sơ điện tử hoặc hồ sơ giấy. Trong trường hợp địa phương có xây dựng hệ thống dữ liệu điện tử về nhật ký canh tác thì phải phù hợp với định dạng của cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Vùng trồng chanh leo
Hồ sơ khi đăng ký vùng trồng chanh leo

Yêu cầu về giám sát sinh vật hại

Để xuất khẩu chanh leo sang các thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện giám sát vùng chanh leo theo Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật. Tiến hành giám sát các quy trình kiểm tra và giám sát đối với các loài sinh vất gây hại mà nước nhập khẩu quan tâm.

Một số sinh vật gây hại cần lưu ý:

  • Ruồi đục quả
  • Rệp sấp bột
  • Rệp sáp
  • Thối đen quả chanh leo
  • Héo rũ cây con/lở loét cây

Sau khi phát hiện sinh vật gây hại cần thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát. Tất cả các vùng trồng phải được lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát dịch hại.

Xây dựng vùng trồng chanh leo là điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu thành công sản phẩm này ra thế giới. Trong điều kiện ngày càng có thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, việc đăng ký mã số vùng trồng là cần thiết. SUTECH là đơn vị tư vấn mã số vùng trồng chanh leo xuất khẩu nhanh chóng, uy tín. Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *