Các thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam
Đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất cà phê, nắm bắt được các thị trường xuất khẩu cà phê lớn là điều cần thiết để có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Cà phê là mặt hàng được nhiều quốc gia ưa chuộng. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có lợi thế lớn về cà phê, với các loại cà phê đa dạng và chất lượng cao. Vậy đâu là các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu!
Tiềm năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam
Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đặt bình quân 5.469 USD/tấn. Đồng thời, lần đầu tiên xuất khẩu cà phê trong một niên vụ vượt mốc 5 tỷ USD. Tình chung trong cả niên vụ 2023/2024, giá xuất khẩu cà phê đạt bình quân 3.673 USD/tấn, cao hơn gần 50% so với niên vụ 2022/2023. Với mức tăng trưởng như vậy, cà phê là nông sản có giá trị nhất trong các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam.
Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu cà phê:
- Có ưu đãi về thuế tại thị trường châu Âu (EU): Hiệp định EVFTA tạo cơ hội to lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Thuế quan xuất khẩu cà phê sang EU sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025
- Nguồn nguyên liệu dồi dào: Việt Nam có loại cà phê khác nhau. Đặc biệt, cà phê Robusta dồi dào là lợi thế để phục vụ hoạt động xuất khẩu và chế biến sâu.
- Mức giá cạnh tranh cao: Người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ cà phê Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí. Đây được xem là cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới
- Cơ hội mở rộng thị phần: Từ đầu năm 2023, Brazil và Indonesia đang có dấu hiệu thu hẹp nguồn cung. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu.
- Nhu cầu tiêu dùng tăng cao: Nhu cầu tiêu thụ của người dân ngày càng nhiều. Do đó nhu cầu với mặt hàng cà phê của các quốc gia sẽ có sự tăng lên. Điều này có lợi cho xuất khẩu cà phê.
Các thị trường xuất khẩu cà phê lớn
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới với 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu. Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đến hơn 80 quốc gia. Trong đó Đức, Ý, Nhật Bản… vẫn là những quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất của Việt Nam.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong nửa năm 2024, xuất khẩu cà phê đạt hơn 862.400 tấn, trị giá 3,04 tỷ USD. Mặc dù xuất khẩu cà phê giai đoạn này giảm 8% về lượng nhưng tăng 38% về giá trị.
Đức là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam
Đức là quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất của Việt Nam. Ý và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu cà phê lớn tiếp của Việt Nam. Lý giải vì sao Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca Cao Việt Nam cho biết: tại Đức có nhiều tập toàn, doanh nghiệp kinh doanh cà phê lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, Đức còn là quốc gia cung ứng cà phê cho các nhà rang xay lớn trên toàn cầu.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam giảm xuất khẩu cà phê sang các thị trường Đức, Italy, Mỹ, Nga. Nhưng tăng xuất khẩu sang các thị trường Tây Ban Nha, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Hà Lan, Trung Quốc.
Theo thống kê:
- Đức nhập khẩu 104.375 tấn cà phê Việt Nam, trị giá gần 350 triệu USD
- Italy nhập 80.655 tấn, trị giá hơn 254 triệu USD
- Nhật Bản nhập 56.931 tấn, trị giá hơn 210 triệu USD
- Mỹ nhập 50.033 tấn, trị giá gần 170 triệu USD
- Tây Ban Nha nhập 60.805 tấn, trị giá 217 triệu USD
- Nga nhập 43.964 tấn, trị giá gần 162 triệu USD
- Trung Quốc nhập 22.105 tấn, trị giá 84 triệu USD…
Xem thêm: tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê
Các quốc gia ASEAN
Tại ASEAN, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang 8 thị trường. Nhìn chung, cà phê xuất khẩu sang các nước này đều tăng trưởng ổn định. Indonesia là thị nước có lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất với 41.030 tấn. So với cùng kỳ năm trước xuất khẩu cà phê sang nước này tăng 47%.
Sau Indonesia, Philippines là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam tại ASEAN. Với sản lượng 32.572 tấn, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp sau đó là:
- Thái Lan nhập khẩu 23.655 tấn, tăng 83%
- Malaysia đạt 19,605 tấn, tăng 54%
- Campuchia đạt 1.113 tấn, tăng 55%
- Singapore đạt 804 tấn, tăng 22%…
Trong 37 thị trường chính ngạch – kim ngạch xuất khẩu cà phê sang 9 thị trường giảm và 28 thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lượng cà phê giảm nhưng trong nửa năm đầu 2024, giá trị xuất khẩu lại tăng mạnh.
Vai trò của xuất khẩu cà phê với kinh tế Việt Nam
Ngành cà phê giữ một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc gia. Bởi cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việc xuất khẩu cà phê giúp:
Mang lại thu nhập cho người sản xuất
Ngành cà phê góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người dân. Bên cạnh đó còn hạn chế tình trạng di cư lao động. Người dân sẽ có cơ hội ổn định cuộc sống, tạo ra thu nhập ngay trên quê hương mình. Bởi đây là một ngành sử dụng nhiều lao động, theo thống kê mỗi năm 600.000 – 700.000 lao động, chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân.
Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
Xuất khẩu cà phê góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sản xuất phát triển. Quá trình sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngành kinh tế phát triển như: ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc. Các ngành xây dựng được thúc đẩy như xây dựng đường xá, trường, trạm thu mua cà phê. Đặc biệt là đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường.
Như vậy, xuất khẩu cà phê giúp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đồng thời, hoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu.
SUTECH là đơn vị tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thành công cà phê ra thế giới. Một số khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của chúng tôi: Intimex, Ecobay Việt Nam, Vinacafe… Doanh nghiệp cần xuất khẩu cà phê ra thế giới, liên hệ SUTECH ngay hôm nay để được hỗ trợ!