Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
Xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc mang lại giá trị kim ngạch cao cho Việt Nam. Đến nay, nước ta đang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây: sầu riêng, mít, thanh long… Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu rau-quả Việt Nam vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn. Việc hiểu và nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu là điều cần thiết, để từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp giúp xuất khẩu thành công.
Thuận lợi khi xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu rau quả.
Một số tiềm năng và cơ hội nổi bật:
- Thị trường rộng lớn: Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn. Đặc biệt, Trung Quốc rất ưa chuộng các loại trái cây vùng nhiệt đới. Đây là lợi thế lớn của nước ta, bởi Việt Nam vừa có sản lượng lớn, chất lượng tốt. Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm tới các sản phẩm nông sản rua quả sạch, an toàn. Bên cạnh đó, Việt Nam có cửa khẩu đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, thuận tiện cho việc giao thương.
- Chất lượng sản phẩm: Nhiều loại trái cây Việt Nam như sầu riêng, thanh long, mít… được Trung Quốc ưa chuộng. Việc đầu tư về chất lượng cũng ngày càng được chú ý. Vì vậy, trái cây Việt Nam đạt chất lượng tốt, thích hợp với người tiêu dùng Trung Quốc.
- Hiệp định thương mại tự do: Một số hiệp định thương mại của Trung Quốc: ACFTA, RCEP… Các hiệp định này giúp giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu rau quả.
- Logistics thuận lợi: Cửa khẩu biên giới Việt Nam nằm gần các chợ đầu mối Trung Quốc, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển. Nhờ đó giảm chi phí logistic đáng kể so với các quốc gia khác.
Khó khăn khi xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
Mặc dù có nhiều lợi thế về địa hình, khí hậu, sản lượng… nhưng Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc:
- Cạnh tranh: Trung Quốc là thị trường rộng lớn. Chính vì vậy, Việt Nam có rất nhiều đối thủ cạnh tranh: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia… Bên cạnh đó, hàng rau quả sản xuất trong nước của Trung Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh đáng nói của Việt Nam.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Các quy định về an toàn thực phẩm của Trung Quốc ngày càng khắt khe. Đồng thời, có những quy định mới được cấp nhật, bổ sung mà doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt.
- Rào cản kỹ thuật: Quy định về vệ sinh thực vật và kiểm dịch động thực vật ngày càng phức tạp. Rau quả xuất khẩu vào Trung Quốc phải có mã số vùng trồng. Đồng thời cơ sở chế biến phải được cấp mã số sau khi GACC kiểm tra.
- Tiếp cận thị trường: Việc quảng bá và mở rộng tìm kiếm khách hàng cũng là một khó khăn đối với Việt Nam. Đa số sản phẩm rau quả Việt Nam được bán cho các thương lái nhỏ lẻ của Trung Quốc. Các sản phẩm này chưa thâm nhập sâu được vào thị trường nội địa và các tỉnh khu vực phía Bắc Trung Quốc.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả
Trước những thuận lợi và khó khăn trên, doanh nghiệp cần có giải pháp kịp thời để thúc đẩy tình hình xuất khẩu. Để tận dụng tối đa tiềm năng và vượt qua các thách thức, doanh nghiệp cần:
-
Nắm bắt thời vụ sản xuất hàng rau quả nội địa của Trung Quốc
Việc nắm bắt rõ thời vụ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể điều chỉnh lịch sản xuất hàng hóa. Đồng thời, tận dụng lợi thế về mùa vụ, tránh bị cạnh tranh các mặt hàng như: thanh long, chuối, xoài, nhãn…
-
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đầu tư vào công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng các kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc đầu tư chế biến sâu là góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các quốc gia ngày càng yêu cầu cao hơn về an toàn thực phẩm. Việc sản xuất đạt chuẩn Global GAP, VietGAP… giúp nâng cao uy tín và tên tuổi của doanh nghiệp. Không chỉ sản xuất, việc bảo quản sản phẩm cũng vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu các công nghệ tiên tiến để bảo quản rau quả.
-
Xây dựng thương hiệu và thực hiện truy xuất nguồn gốc
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau quả trên thị trường Trung Quốc nhằm khẳng định niệm tin với người tiêu dùng Trung Quốc. Thương hiệu càng có tên tuổi, càng được nhiều người biết đến. Các sản phẩm bao bì đẹp, nhãn mác rõ ràng và dễ dàng truy xuất nguồn gốc sẽ tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng.
-
Đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường
Không chỉ tập trung vào một loại trái cây hay mình sản phẩm tươi, doanh nghiệp cần mở rộng các loại sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu đa dạng sản phẩm về mẫu mã, xuất xứ… Đẩy mạnh chế biến sâu giúp mở rộng thêm các mặt hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Bên cạnh việc mở rộng sản phẩm, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh mở rộng thị trường. Phối hợp với các đối tác Việt Nam tại Trung Quốc để mở rộng đầu ra. Hàng khóa không chỉ tập trung ở các chợ đầu mối mà còn tiến sâu vào thị trường ngách. Khai thác thêm các tỉnh phía Bắc Trung Quốc: Bắc Kinh, Thượng Hải…
Kết hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc để cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng.
Rau quả là mặt hàng đa dạng và mang lại giá trị xuất khẩu cao. Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thết về xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế vẫn còn không ít những khó khăn khi xuất khẩu rau quả. SUTECH là đơn vị tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thành công rau quả sang Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi tư vấn doanh nghiệp đăng ký chứng nhận các tiêu chuẩn nông nghiệp và hệ thống an toàn thực phẩm. Đây là những tiền đề để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu của mình. Liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn kịp thời!