Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả
Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng mạnh mẽ thì vấn đề khí thải càng đáng lo ngại. Doanh nghiệp cần có các giải pháp khắc phục tối đa lượng khí thải mà doanh nghiệp đó tạo ra.
Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính
Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân của nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước. Nhận thức được mối nguy của phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã có những mục tiêu và quyết tâm hướng đến giảm phát thải khí nhà kính.
Cụ thể, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đến 2030 theo quy định tại Điều 7, Nghị định 06/2022:
- Đối với Bộ Công Thương mục tiêu giảm 268,5 triệu tấn CO2 tđ: giảm phát thải trong lĩnh vực sản xuất năng lượng và tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp.
- Bộ Giao thông vận tải mục tiêu giảm 37,5 triệu tấn CO2 tđ: giảm phát thải tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mục tiêu giảm 129,8 triệu tấn CO2 tđ: giảm trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Bộ Xây dựng mục tiêu giảm 74,3 triệu tấn CO2 tđ: giảm trong lĩnh vực các quá trình trình công nghiệp, tiêu thụ năng lượng trong sản xuất xi măng, tòa nhà.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường mục tiêu giảm 53,7 triệu tấn CO2 tđ: giảm trong lĩnh vực xử lý chất thải.
Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính
Phát thải khí nhà kính gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến khí hậu và môi trường. Vì vậy cần có biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài.
Thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của pháp luật
Kiểm kê khí nhà kính được quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Nghị định đưa ra các quy định về đối tượng, quy trình và phương pháp kiểm kê khí nhà kính. Kiểm kê khí nhà kính cũng là phương án giảm phát thải được quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật bảo vệ môi trường 2020. Kiểm kê khí nhà kính giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro về khí nhà kính, để vận hành sản xuất hiệu quả hơn.
Kiểm kê khí nhà kính giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá được tác động của hoạt động sản xuất với môi trường và ngược lại. Không chỉ vậy, kiểm kê khí nhà kính giúp xác định các lĩnh vực có thể cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng hoặc tài nguyên.
Cải tiến các phương pháp thực hành nông nghiệp
Một trong những ngành có lượng phát thải khí nhà kính tương đối lớn đó là nông nghiệp. Vì vậy, cải tiến các phương pháp thực hành nông nghiệp là một trong các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Áp dụng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt: VietGAP, GAP là phương pháp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả. Tiêu chuẩn VietGAP nhấn mạnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên như nước, phân bón và thuốc trừ sâu. Việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp thực hành bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải phù hợp theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ thúc đẩy các hoạt động bền vững với môi trường, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu.
Thực hiện chính sách tiết kiệm điện
Tiết kiệm điện phương pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện: sử dụng các thiết bị điện tiêu thụ ít năng lượng, tắt thiết bị khi không sử dụng… Đồng thời, giảm các nguồn năng lượng từ khí thải như than, dầu mỏ… Các nguồn năng lượng này thường đi kèm với quá trình sản xuất và vận chuyển gây ra phát thải lớn.
Quản lý chất thải
Trong lĩnh vực chất thải, để giảm phát thải khí nhà kính, cần thực hiện các biện pháp quản lý, giảm phát sinh chất thải rắn, phát triển và áp dụng các công nghệ tái chế chất thải rắn; sản xuất các loại phân, nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải.
Metan là một trong những khí thải gây hiệu ứng khí nhà kính, vì vậy cần thu hồi, đốt và sử dụng khí metan từ bãi chôn lấp chất thải rắn. Tối ưu hóa xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Sử dụng công nghệ tốt nhất để giảm phát thải N2O cho ngành hóa chất, ngành thép…
Sử dụng năng lượng tái tạo
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện… sẽ hạn chế việc tạo ra các khí thải CO2 trong quá trình sản xuất điện. Một số phương án đã thực hiện hiệu quả: sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện, sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, sử dụng các khí sinh học và nhiên liệu sạch hơn thay than cho đun nấu…
Thúc đẩy giao thông bền vững, sử dụng phương tiện công cộng
Sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân giúp giảm lượng khí thải CO2 từ việc tiết k iệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm từ các phương tiện giao thông cá nhân. Đồng thời, sử dụng phương tiện công cộng sẽ thúc đẩy giao thông bền vững, giảm lượng khí thải do giao thông.
Tăng cường trồng nhiều cây xanh, đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ rừng
Cây xanh giúp hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp và giảm ô nhiễm không khí. Vì vậy, cần trồng nhiều cây xanh để giảm ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn sự khai thác quá mức, nhân rộng mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng cacbon và bảo tồn đất.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát thải khí nhà kính càng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, khí hậu và con người. Chính vì vậy, cần tích cực đẩy mạnh các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Giảm phát thải khí nhà kính là bước tiến hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững cho cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước.