Biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Đánh giá bài viết

Phải thải khí nhà kính trong nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc. Phát thải khí nhà kính ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, chính trị, quốc gia và an ninh. Vì vậy, cần có biện pháp giảm phát thải phù hợp, để mang lại sự phát triển bền vững.

Các lĩnh vực trong nông nghiệp có lượng phát thải lớn

Có 3 loại khí nhà kính được ghi nhận phát thải chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là CO2, meetan (CH4) và oxit nito (N2O). Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: trồng lúa nước, chăn nuôi, quản lý đất và sử dụng phân bón. Vì vậy, khi đưa ra các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, cần tập trung vào 3 lĩnh vực này.

Các nguồn phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
Các nguồn phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Phát thải khí nhà kính trong trồng lúa nước

Trồng lúa nước có lượng phát thải 49,7 triệu tấn CO2 quy đổi (CO2e) chiếm 50%. Phát thải trong trồng lúa nước chủ yếu là khí Metan. Khí mê tan sinh ra chủ yếu do các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện yếm khí khi ruộng lúa bị ngập nước. Lượng khí mê tan phát thải từ các ruộng lúa có thể khác nhau tùy thuộc vào loại đất trồng lúa và nhiệt độ. Ruộng lúa bị ngập nước càng lâu thì lượng khí mê tan sinh ra càng nhiều.

Phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

Chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2e chiếm 19%. Phát thải trong chăn nuôi chủ yếu do khí Metan từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật.

Trong các động vật có phát thải khí metan từ dạ cỏ thì bò sữa gây phát thải nhiều nhất, tiếp theo là bò thịt và trâu. Các động vật ăn cỏ như dê, cừu có hệ số phát thải không đáng kể.

Phát thải khí mê tan từ phân động vật gây ra trong điều kiện yếm khí trong các hầm khí sinh học (biogas) hoặc ở những nơi chứa phân động vật số lượng lớn nhưng điều kiện thông khí kém.

Phát thải khí N2O từ phân động vật xảy ra trong điều kiện phức tạp hơn, bắt đầu từ quá trình phân hủy các hợp chất chứa Nitơ trong phân động vật thành NO2 và NO3 xảy ra trong điều kiện hiếu khí do vi khuẩn Nitrosomonas  Nitrobacter. Sau đó, vi khuẩn sẽ tiếp tục khử NO2 và NO3 thành N2O và N2 trong điều kiện yếm khí.

Phát thải khí nhà kính trong quản lý đất và phân bón

Phát thải khí nhà kính từ quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn CO2e chiếm 13%. Sử dụng phân bón có chứa nitơ cũng gây phát thải KNK, chủ yếu là khí N2O và CO2. Việc sử dụng nhiều phân đạm bón cho đất đã tạo nên một hệ sinh thái giàu các hợp chất chứa nitơ trong đất bao gồm phân bón vô cơ, phân chuồng và tàn dư thực vật – đây là môi trường thuận lợi cho việc hình thành khí N2O.

Bên cạnh việc phát thải trực tiếp khí N2O kể trên, còn một lượng đáng kể khí N2O phát thải gián tiếp thông qua việc bay hơi cũng như rửa trôi phân đạm sau khi bón vào đất dưới dạng NHvà NOx.

Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Giảm phát thải khí nhà kính đối với trồng trọt

  • Thực hiện kiểm kê khí nhà kính trong trồng trọt

Việc kiểm kê giúp xác định được các nguồn phát thải, đồng thời giúp nông dân, hợp tác xã hiểu rõ được hoạt động sản xuất.  Khí nhà kính tác động xấu đến khí quyển, môi trường xung quanh và con người. Thực hiện kiểm kê khí nhà kính giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá được tác động của hoạt động sản xuất với môi trường và ngược lại.

Kiểm kê khí nhà kính trong trồng trọt
Kiểm kê khí nhà kính trong trồng trọt
  • Hệ thống tưới tiêu nông lộ phơi

Việc áp dụng tưới tiêu chủ động nhằm giảm thời gian ngập nước trên ruộng lúa sẽ giúp giảm phát thải khí mê tan. Tuy nhiên mô hình này còn gặp nhiều khó khăn do phải đầu tư tương đối lớn cả về chi phí và diện tích. Vì vậy để thực hiện cần có sự hỗ.

  • Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cạn khác

Do lượng khí nhà kính phát thải trong cây trồng cạn rất thấp nên việc chuyển đổi đất trồng lúa nước sang các cây trồng cạn khác sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, do chủ trương giữ diện tích trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực nên việc chuyển đổi hoàn toàn đất lúa sang các cây trồng khác chỉ được thực hiện ở những diện tích được chính quyền cho phép.

  • Chuyển đổi đất 2-3 vụ lúa sang 1 vụ lúa, 1 vụ màu

Đây là một giải pháp được áp dụng tại nhiều địa phương và có tiềm năng nhân rộng. Đồng thời, việc chuyển đôi 1-2 vụ lúa sang trồng cây rau màu cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa đơn thuần.

Giảm phát thải khí nhà kính đối với chăn nuôi

  • Giảm lượng phát thải khí metan từ dạ của trâu, bò

Cần cải thiện khẩu phần ăn của trâu, bò để giảm lượng khí metan sinh ra từ dạ của trâu bò. Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ các nghiên cứu về các chế phẩm vừa giúp làm giảm phát sinh khí mê tan từ dạ cỏ trâu bò đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho trâu bò.

  • Thực hiện kiểm kê khí nhà kính đối với các doanh nghiệp trong chăn nuôi

Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi cũng là biện pháp giảm phát thải. Việc kiểm nghiệm giúp kiểm soát được nguồn phát thải và lượng phát thải. Từ đó có những biện pháp giảm phát thải phù hợp.

  • Tái sử dụng các nguồn chất thải

Áp dụng các biện pháo tái sử dụng các nguồn chất thải để giảm phát thải khí nhà kính như: sử dụng máy tách ép phân, ủ phân chuồng làm phân bón hữu cơ, sử dụng nước thải chăn nuôi tưới cho cây trồng, chăn nuôi lợn tiết kiệm nước.

Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Đối với quản lý đất và sử dụng phân bón

  • Sử dụng phân bón hợp lý

Cần có những khuyến cáo cụ thể về sử dụng phân đạm bón cho đất, không nên bón quá nhiều phân urê dẫn đến nồng độ NOx trong đất cao gây phát thải trực tiếp và gián tiếp các khí N2O, NOx, NH3 gây hiệu ứng khí nhà kính. Có thể khuyến cáo người dân sử dụng các dạng đạm chậm tan khác nhằm giảm thất thoát đạm khi bón cho cây trồng, đồng thời cũng giúp giảm lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường.

  •  Quản lý đất tốt  

Cần khuyến cáo người dân quản lý đất tốt, giữ đất thông thoáng, tránh ngập nước, dọn sạch tàn dư động thực vật, bón phân chuồng đúng cách nhằm hạn chế môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phân giải đạm thành các khí nhà kính.

Phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp gây ra nhiều vấn đề đối với môi trường, xã hội, kinh tế. Có nhiều biện pháp nghiên cứu và đề xuất để giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, khả năng áp dụng và nhân rộng của mỗi công nghệ phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để tiếp tục các giải pháp trên từng địa bàn cụ thể. Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp là vấn đề cần thiết để phát triển nền nông nghiệp bền vững.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *