So sánh sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000

Đánh giá bài viết

FSSC 22000 và ISO 22000 là hai tiêu chuẩn phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Vậy sự khác nhau giữa ISO 22000 và FSSC 22000 là gì? Tiêu chuẩn nào phù hợp với mục tiêu, nhu cầu của doanh nghiệp? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu khái niệm FSSC 22000 và ISO 22000

Trước khi so sánh sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 thì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về hai tiêu chuẩn này như sau:

  • ISO 22000: Là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000 thì được nhìn nhận là có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

» Tiêu chuẩn ISO 22000

  • FSSC 22000: Là một tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu về kiểm toán, giám sát và chứng nhận tất cả các loại thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. FSSC 22000 dựa trên nền tảng ISO 22000 cho các yêu cầu về hệ thống quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật ISO (với các yêu cầu của chương trình tiên quyết).

» Tiêu chuẩn FSSC 22000

Sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 là gì?

Cùng nhìn bảng so sánh các tiêu chí để thấy rõ sự khác nhau giữa ISO 22000 và FSSC 22000:

Tiêu chí FSSC 22000 ISO 22000
Tổ chức công nhận Được GFSI – Tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu công nhận Các tổ chức công nhận bên thứ 3 được chỉ định.
Hệ thống tài liệu Bao gồm tài liệu của ISO 22000 cùng chương trình tiên quyết nên tiêu chuẩn này cần nhiều thời gian xây dựng hơn Tài liệu của tiêu chuẩn ISO 22000 là thông tin được trình bày dưới dạng văn bản. Thông thường sẽ bao gồm những biểu mẫu, quy trình, chính sách, danh sách kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá…
Yêu cầu Yêu cầu rộng và gắt gao hơn ISO 22000 nên để đạt được chứng nhận FSSC 22000 đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn so với chứng nhận ISO 22000 Yêu cầu không nhiều và cứng nhắc như FSSC 22000. Đó cũng là lý do mà ISO 22000 được áp dụng phổ biến hơn.
Tiêu chuẩn cho chương trình tiên quyết Có một tiêu chuẩn hướng dẫn thực hiện. Không cụ thể
Phạm vi áp dụng Hẹp hơn ISO 22000, phạm vi hiện tại bao gồm: nông nghiệp, các sản phẩm động vật dễ hỏng, chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn, thành phần thực phẩm và sản xuất vật liệu đóng gói thực phẩm Phạm vi áp dụng rộng hơn, có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm
Thông báo khi đánh giá Đột xuất. Không có thông báo khi đánh giá Có thông báo thời gian đánh giá cụ thể

Nên áp dụng FSSC 22000 hay ISO 22000?

Nên áp dụng FSSC 22000 hay ISO 22000?

Từ những so sánh giữa ISO 22000 và FSSC 22000 bên trên có thể thấy, đây đều là các tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của doanh nghiệp/tổ chức thực phẩm. Tuy nhiên, FSSC 22000 có yêu cầu cao hơn, cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, chi phí, phạm vi áp dụng hẹp hơn nhưng đổi lại được GFSI công nhận nên có phần uy tín và được đánh giá cao hơn.

Vậy nên áp dụng tiêu chuẩn nào? Có phải FSSC 22000 tốt hơn thì bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn này? Đây là câu hỏi khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn, thắc mắc, không biết chọn lựa ra sao?

Thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một trong hai tiêu chuẩn FSSC 22000 hay ISO 22000 đều được. Bởi theo Khoản K, điều 12 chương 5 NĐ 15/2018/NĐ-CP, cơ sở đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận sau:

  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000);
  • Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000);
  • Thực hành sản xuất tốt (GMP);
  • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
  • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
  •  Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
  • Hoặc các chứng chỉ tương đương 

Chỉ cần giấy chứng nhận còn hiệu lực là cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp không cần quá băn khoăn, đắn đo nên chọn tiêu chuẩn nào. Tùy vào mô hình công ty, mục đích phát triển, đối tượng khách hàng mà đưa ra lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp.

Thông thường, các đơn vị có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm sẽ áp dụng FSSC 22000 vì tiêu chuẩn này được đánh giá cao hơn, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, uy tín, chất lượng sản phẩm trong mắt các đối tác nước ngoài. Còn các đơn vị sản xuất thương mại trong nước sẽ lựa chọn áp dụng ISO 22000 vì tiêu chuẩn này phổ biến hơn, yêu cầu cũng không gắt gao như FSSC 22000.

«Tư vấn FSSC 22000 Tư vấn ISO 22000 »

Trên đây những sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000. Hy vọng với những thông tin này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân biệt hai tiêu chuẩn này và có được sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Nếu cần tư vấn thêm hay có bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với SUTECH để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *